Xét tuyển văn bằng 2 đại học luật học Hà Nội

Căn cứ vào nhu cầu của đội ngũ cán bộ viên chức TP Hà Nội về học đại học ngành Luật - Nghề Luật.

Xét Tuyển văn bằng 2 đại học luật năm 2015

THÔNG BÁO TUYỂN SINH VĂN BẰNG 2 ĐẠI HỌC LUẬT XÉT TUYỂN NĂM 2015

Học luật - Lo gì thất nghiệp?

Tại sao hiện nay sinh viên ra trường lại thất nghiệp nhiều đến vậy? Học nghề luật ra liệu có dễ xin việc? Nghề luật ra trường làm những công việc gì? Trước đây em đã học đại học ngành khác không biết có được học hệ văn bằng 2 đại học luật? Học văn bằng 2 luật ở đâu thì tốt? Hồ sơ học văn bằng 2 đại học luật gồm những gì?

Học Luật ra trường làm những công việc gì?

Học luật, cụ thể là học đại học luật, trung cấp luật, văn bằng 2 đại học luật ra trường sẽ làm những công việc gì? Học luật cơ hội việc làm trong tương lai có lớn không?

Nghề luật - những điều bạn chưa biết

Nếu bạn đang quan tâm và đang nuôi mơ ước trở thành một luật gia, nếu bạn có ước mơ trở thành luật sư, nếu bạn muốn theo nghềLuật. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp mà mình đang hướng tới!

Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

Học Văn Bằng 2 Luật Trở Thành Xu Thế Xã Hội

Học văn bằng 2 luật đang dần trở thành xu thế của sinh viên nói chung và sinh viên ngành kinh tế nói riêng. Nhận thấy so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế hiện đại thì sự thiếu hụt về đội ngũ lao động hiểu biết pháp luật đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
hoc-van-bang-2-luat-tro-thanh-xu-the-xa-hoi

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Đề thi trong kì thi quốc gia năm 2015 sẽ như thế nào?

Kì thi quốc gia năm 2015 lần đầu tiên sẽ gộp 2 kì thi lớn nhất trong hệ thống giáo giục Việt Nam lại làm 1. Việc gộp 2 kì thi thành 1 đương nhiên đề thi cũng sẽ phải “2 trong 1″. Vậy cấu trúc đề như thế nào để có thể phân hóa được học sinh? Cơ cấu thi sẽ ra sao để giáo viên có thể hướng dẫn học sinh ôn tập? Trên đây là những lo lắng về đề thi trong kì quốc gia của học sinh và giáo viên nhiều trường trên cả nước.

Nhiều học sinh lo lắng về đề thi trong kì thi quốc gia  “2 trong 1″

Có thể nói giáo dục Việt Nam năm 2015 dự kiến sẽ có rất nhiều đổi mới, đổi mới từ cách dạy – cách học cho tới cách thi, thậm chí còn thay đổi từ xu hướng chọn ngành học của học sinh. Năm 2015 có thể sẽ đánh dấu 1 bước chuyển mình lớn của cả nền giáo dục Việt Nam. Đầu tiên và cũng đang được xã hội chú ý đó chính là vấn đề về đề thi trong kì thi quốc gia năm 2015

Nhiều giáo viên phải thay đổi việc dạy học và ôn tập để đáp ứng những yêu cầu mới

Một số trường ĐH tổ chức sơ tuyển đại học ngoài kết quả thi THPT quốc gia, đòi hỏi học sinh phải có những kiến thức thực tế, kỹ năng sống. Để đáp ứng việc dạy học và ôn tập của giáo viên phải thay đổi theo, nhiều giáo viên phải tăng cường dạy thêm cho các em những kiến thức thực tế để các em không bị động trước những kỳ kiểm tra như vậy.

Vấn đề đáng lo nhất là: nhiều học sinh trung bình, yếu, không biết các em có đủ khả năng để nhận biết những câu nào dành cho mình và những câu nào ở mức độ nâng cao, và như vậy chắc chắn hiệu quả cho mục đích tốt nghiệp phổ thông sẽ thấp.

Đề thi trong kì thi quốc gia  “2 trong 1” sẽ như thế nào?

Nhiều giáo viên có kinh nghiệp giảng dạy lâu năm lo lắng cho biết, nếu những năm trước thực hiện hai kỳ riêng biệt: tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ trong đó học sinh dự kỳ thi tốt nghiệp chỉ yêu cầu nắm vững kiến thức chương trình lớp 12. Nhưng ở kỳ thi ĐH, tại một số môn yêu cầu học sinh ngoài việc phải nắm vững chương trình lớp 12 còn có cả các kiến thức nâng cao và kiến thức của lớp dưới nữa.

Vậy để phù hợp với kì thi “2 trong 1″ năm nay, đề thi sẽ phân hóa như thế nào để đảm bảo phân loại được thí sinh? Đối với một đề thi “2 trong 1″ đòi hỏi có sự phân hóa từ cơ bản đến nâng cao, như vậy cấu trúc đề thi năm nay có bao nhiêu phần trăm nằm ở phần cơ bản để những thí sinh chỉ có nhu cầu tốt nghiệp THPT, bao nhiêu phần trăm nằm ở phần nâng cao cho những thí sinh có nguyện vọng học CĐ, ĐH? Chúng tôi phải tổ chức ôn cho học sinh như thế nào để có thể tạo cơ hội tốt nhất cho các em bước tiếp vào giảng đường ĐH hoặc CĐ. Bộ cần có thông báo sớm để chúng tôi có kế hoạch ôn tập cho học sinh.

Không chỉ các giáo viên lo lắng về đề thi mà tất cả học sinh năm nay bước vào kì thi này cũng có chung những băn khoăn tương tự khi không biết cơ cấu tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như thế nào? Thi ra sao? Học sinh chúng em phải ôn tập như thế nào?

Hầu hết các trường sẽ tổ chức ôn tập cho học sinh đến hết tháng 6

Hiện nay mặc dù vẫn chưa có thông tin chính thức về kỳ thi THPT quốc gia nhưng nhiều trường đã đưa ra phương án tổ chức ôn tập và ra đề kiểm tra thử cho học sinh, dự kiến sau Tết Nguyên đán sẽ tổ chức các đợt kiểm tra thử cho học sinh. Đề bài sẽ được phân hóa thành 2 phần: Phần cho học sinh thi tốt nghiệp và phần nâng cao cho học sinh thi ĐH, CĐ.

Có lẽ Đề thi của Bộ cũng nên đi theo hướng này, với các môn trắc nghiệm, học sinh có ít thời gian để thẩm định đề, phần đầu của đề thi nên là những câu hỏi cho học sinh tốt nghiệp THPT, phần cuối đề là những câu hỏi nâng cao để phân loại.

Cho đến nay Bộ vẫn chưa có văn bản chính thức về kỳ thi này, khi nào có thông tin từ Bộ, Sở sẽ có hướng dẫn cụ thể cho các trường. Tuy nhiên, các trường sẽ cho học sinh ôn tập hết 4 tuần của tháng 6/2015.

Nguồn: http://vanbang2daihocluat.com/

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Bạn có biết Ngành Luật sẽ thu hút thí sinh năm 2014

Theo thăm dò trên page văn bằng 2 đại học luật cũng như của Bộ GD-ĐT và một số trang web khác cho thấy hơn 70% số người được hỏi trả lời cho rằng ngành nghề nóng nhất hiện nay không còn là tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh nữa mặc dù lượng thí sinh đăng kí vào các ngành học này vẫn là tương đối nhiều. Hãy cùng tìm hiểu thực tế xu hướng chọn ngành học của thí sinh hiện nay?

Ngành Luật sẽ thu hút thí sinh năm 2015

Những năm trước đây, thí sinh đổ dồn theo học những ngành hót đó là  nhóm ngành kinh doanh. Kết quả dẫn tới tình trạng mất cân bằng trong hệ thống cung ứng nguồn nhân lực, một phần trực tiếp dẫn tới tình trạng thất nghiệp tràn lan trong xã hội hiện nay.

Ngành Luật, Y Dược ngày càng thu hút thí sinh

Ngược lại, bởi được giáo dục định hướng tốt, xu hướng chọn ngành vào các ngành luật, ngành y dược, và các ngành xã hội học có cơ hội việc làm rộng mở đáp ứng nhu cầu xã hội đang tăng đáng kể theo từng năm. Mặc dù những ngành học này nằm trong tốp “đầu bảng” của những nhóm ngành “kén” thí sinh. Lượng thí sinh dự thi vào nhóm ngành này năm 2014 tăng 1,2 lần so với năm 2013, từ vị trí 10 lên vị trí 7 trong bảng xếp hạng những nhóm ngành có nhiều thí sinh dự thi; Xu hướng chọn ngành chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống tăng 1,6 lần so với năm 2013, từ vị trí 17 lên vị trí 8 trong nhóm những ngành được thí sinh lựa chọn nhiều nhất.

Xu hướng chọn ngành dự thi cũng cho thấy những ngành mà thí sinh thường “né” vì mức độ “kén” thí sinh những năm trước thì hiện nay lại có rất nhiều lựa chọn bởi thực trạng xã hội hóa giáo dục hiện nay đang mở ra rất nhiều cơ hội học tập cho thí sinh. Thay bằng việc phải thi bằng được vào đại học Luật, Đại học Y Dược thì thí sinh có thể đăng kí học Trung cấp Luật, trung cấp Y Dược 1 cách dễ dàng rồi sau đó học liên thông lên đại học sau khi đủ điều kiện theo đúng qui định của Bộ GD-ĐT.

Xu hướng chọn ngành nhóm kinh doanh ngày càng giảm.

Gần đây do công tác hướng nghiệp tốt từ gia đình mà nhà trường THPT mà tỉ lệ thí sinh chạy theo các ngành học thời thượng đã giảm đáng kể. Cụ thể, theo thống kê số liệu tuyển sinh 2 năm gần nhất cho thấy nhóm ngành kinh doanh vẫn là nhóm ngành chiếm thứ hạng cao trong sự lựa chọn của thí sinh. Tuy nhiên tỉ lệ này không còn vượt trội như những năm trươc nữa mà giảm dần từng năm giảm từ 12,4% ở năm 2012 xuống còn 10,9 % trên tổng số thí sinh trong năm 2013.

Điều này cho thấy tác động tích cực của công tác hướng nghiệp, công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đến xu hướng chọn ngành của người học.

Cơ hội cho những thí sinh trước đây đã chạy theo xu thế chọn ngành nhóm ngành kinh doanh.

Một điều đáng chú ý là các năm trước, lượng thí sinh chạy đã đăng kí và đang học theo nhóm ngành kinh doanh là rất đông. Trao đổi với một số sinh viên nhóm ngành kinh doanh.

- Bạn T.C sinh viên năm 3 của 1 trường đại học có tiếng về khối ngành kinh tế ở Hà Nội chia sẻ: ” Là 1 sinh viên ngoại tỉnh, thấy các anh chị khóa trước ra trường chi khoảng 10% trụ lại được ở HN mà cũng không phải ai cũng làm được công việc theo đúng ngành đã được học. Hiện nay đang học năm thứ 3 em rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Qua giới thiệu em được biết Trường Đại học Vinh có mở lớp xét tuyển Văn bằng 2 đại học luật tại Hà Nội mà một số anh chị khóa trước em chơi cùng cũng tham gia khóa học này và hiện nay đã tìm được 1 công việc ưng ý. Em quyết định sau khi tốt nghiệp cũng theo theo học khóa học này “

- Tương tự bạn M.L cũng là sinh viên năm 3 của 1 trường ĐH lớn lại quyết địn theo học 1 lớp trung cấp Y Dược học vào thứ 7 chủ nhật song song cùng với chương trình đại học ngành kinh tế đang học.

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Kì thi quốc gia năm 2015 lịch sử và sinh học vẫn lạc lõng

Theo ghi nhận của page van bang 2 dai hoc luat trong cuộc khảo sát mới đây về tỉ lệ các môn tự chọn mà học sinh dự định sẽ đăng kí trong kì thi THPT năm 2015. Kết quả khảo sát từ cả các giáo viên và học sinh cho thấy ngoài 3 môn thi bắt buộc, 3 môn được nhiều học sinh dự định sẽ chọn nhiều nhất là Vật lý, Hóa học và Địa lý. Môn Lịch sử và Sinh học có tỷ lệ học sinh lựa chọn ít nhất.

Lịch sử, Sinh học vẫn lạc lõng trong kì thi quốc gia năm nay

Lịch sử và Sinh học vẫn lạc lõng?

Môn Sinh, môn Sử ít được học sinh lựa chọn; thậm chí môn Sinh, nhà trường không thành lập được lớp ôn tập riêng, các em phải tự học, giáo viên chỉ kèm thêm chứ không mở lớp.

Được biết, cùng với chương trình học chính khóa, nhiều trường THPT đã tổ chức các lớp ôn tập cho học sinh theo từng môn thi, nội dung ôn tập chủ yếu là hệ thống lại kiến thức cơ bản cho học sinh.

Lý, Hóa và Địa lý được nhiều thí sinh chọn trong kì thi quốc gia năm 2015?

Ban đầu theo kết quả khảo sát của một số trường THPT ở Hà Nội cho thấy, ngoài ba môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, ba môn mà nhiều học sinh dự định sẽ chọn nhiều nhất là Vật lý, Hóa học và Địa lý.

Ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho biết, tỷ lệ học sinh lựa chọn thi môn Địa lý để xét tốt nghiệp tăng cao so với năm 2014, bởi thí sinh được sử dụng Atlat khi làm bài, dễ có điểm hơn những môn còn lại.


Bạn đọc xem thêm  thông tin khóa học van bang 2 luat, hồ sơ xét tuyển văn bằng 2 luật, tin giáo dục, tin tức ngành luật tại page: vanbang2daihocluat.com

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Thông tin hồ sơ xét tuyển văn bằng 2 đại học Luật

Văn bằng 2 đại học luật ngành học sẽ thu hút thí sinh bậc nhất trong năm 2015 theo dự báo của cục khảo thí. Bởi nhu cầu nhân lực ngành luật hiện nay đang tăng cao cho lên học học luật lo gì thất nghiệp. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu hồ sơ học văn bằng 2 luật bao gồm những gì? Học văn bằng 2 đại học luật ở đâu thì tốt?

Văn bằng 2 đại học luật - Trường ĐH Vinh

Hồ Sơ học văn bằng 2 luật bao gồm những gì?

Lưu ý: Nhà trường không thu bất kì giấy tờ hồ sơ gốc gì của học viên mà chỉ yêu cầu giấy tờ bản sao hoặc bản photo có công chứng. Để vảo học văn bằng 2 đại học luật bất kì 1 học viên nào cũng sẻ phải hoàn thiện 2 bộ hồ sơ là hồ sơ xét tuyển và hồ sơ nhập học.

1. Hồ sơ xét tuyển:

– 1 phiếu tuyển sinh theo mẫu của Trường ĐH Vinh khai đầy đủ thông tin và đóng dấu của chính quyền địa phương hoặc cơ quan đang công tác.

- Bằng + bảng điểm photo công chứng ( đối với hệ 1 năm).

- Bằng + học bạ photo công chứng ( đối với hệ 2 và 3 năm).

- Giấy khai sinh bản sao.

- 04 ảnh 3×4.

- Các giấy tờ ưu tiên khác nếu có.

2. Hồ sơ nhập học văn bằng 2 luật:

Khi học viên nộp hồ sơ xét tuyển nhà trường sẽ tiến hành xét tuyển và ra giấy báo nhập học, khi đó học viên sẽ phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ nhập học bao gồm những giấy tờ sau:

- Hồ sơ HSSV (màu nâu) theo mẫu của Bộ GD-ĐT.

- Bằng + học bạ photo công chứng.

- Giấy khai sinh bản sao.

- 04 ảnh 3×4.

- Xác nhận chuyển nghĩa vụ quân sự.

- Sổ đoàn viên.

- Những giấy tờ ưu tiên khác nếu có.

Học văn bằng 2 đại học luật Hà Nội ở đâu tốt?

Trường Đại học Vinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo nhân lực ngành Luật trình độ Đại học tại chức Luật theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, chương trình đào tạo Đại học tại chức Luật trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu trong tổ chức nghiên cứu, quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến Luật.

Là trường có uy tín hàng đầu về đào tạo trong lĩnh vực Luật. Chỉ với thời gian đào tạo 2 năm tại trường Đại học Vinh bạn đã có trên tay tấm bằng cử nhân ngành luật. Từ đó có thể tìm cho mình một công việc mới với mức đãi ngộ cao hơn hoặc vũng vàng tay chèo tay chống con thuyền doanh nghiệp của riêng bạn.



Văn Phòng Tuyển Sinh Văn Bằng 2 Luật

Văn phòng tuyển sinh Văn bằng 2 luật:

Nếu yêu thích muốn học nghề Luật, bạn hãy liên hệ văn phòng tuyển sinh tại Hà Nội Trường ĐH Vinh: Phòng 103 (tầng 1) nhà B. Số 290 Tây Sơn– Đống Đa –  Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở, đối diện ĐH Thủy Lợi).

Thí sinh ở xa có thể gửi hồ sơ về trường theo địa chỉ trên.

Bạn đọc xem thêm thông tin Trung cấp Y Dược, Tin Giáo Dục, tin tức ngành luật tại page: Vanbang2daihocluat.com

Trung cấp Y Dược học ở đâu tốt?

Trung cấp Y Dược những năm gần đây thu hút lượng lớn thí sinh. Chính độ “hót” của ngành y như vậy mà các trường trung cấp, cao đẳng đào tạo đa ngành cũng đua nhau mở mã ngành Y Dược để tuyển sinh dẫn tới chất lượng đào tạo nhân lực ngành y không đồng đều, nhiều sinh viên ra trường không làm được việc. Vậy học Trung cấp Y Dược ở đâu tốt?

Thông tin các khóa học văn bằng 2 đại học luật, tin giáo dục, luật giao thông tại page: http://vanbang2daihocluat.com/

Trung cấp Y Khoa Pasteur tuyển sinh năm 2015
Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur với phương châm giỏi y thuật, giàu y đức đã sẵn sàng cho công tác đào tạo đội ngũ cán bộ y tế năm 2015 giỏi về kỹ năng lâm sàng, vững về kiến thức lý thuyết, tay nghề nhằm đáp ứng cho nhu cầu tuyển dụng ngày càng khắt khe của các cơ sở Y tế trong cả nước.

Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur xác định phương châm lấy chất lượng đào tạo làm cốt lõi là hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao kiến thức về y lý, y thuật cho học sinh.Trong quá trình giảng dạy. Ngoài giờ học lý thuyết ở trên lớp do các giảng viên là các Dược sĩ, Bác sĩ, Tiến sĩ, Thạc sĩ đã nhiều năm từng giảng dạy tại các Trường Y Dược có uy tín trong nước như: Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Học Viện Quân Y… Nhà trường chú trọng đào tạo thực hành, thực tế để cho học sinh có kỹ năng tay nghề tốt. Ngay trong năm học đầu tiên Nhà trường tổ chức cho học sinh đến học tập tại các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa lớn trong thành phố Hà Nội để cùng với y bác sĩ chăm sóc bệnh nhân để các em cọ xát với tình huống thực tế cũng như tìm hiểu các quy trình tiếp nhận, khám chữa bệnh của ngành y tế.

Năm 2015, Nhà trường thông báo tuyển sinh chuyên ngành trung cấp y sĩ đa khoa, điều dưỡng đa khoa, dược sĩ chính quy với thời gian đào tạo từ 1 đến 3 năm tùy theo từng đối tượng học viên như sau:

Các hệ đào tạo Trung cấp Y Dược:


- Học 12 tháng (Áp dụng cho các đối tượng: tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học nhóm ngành kinh tế, kỹ thuật…)

- Học 10 tháng (Áp dụng cho các đối tượng: tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học nhóm ngành sức khỏe như Dược sỹ, Y sỹ đa khoa, YHCT, Y sỹ YHDP, Hộ sinh trung cấp, Kỹ thuật viên xét nghiệm, Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, Phục hình răng…)

- Học 3 năm (Áp dụng cho đối tượng: tốt nghiệp THCS (lớp 9). Thời gian chương trình đào tạo 9 + 3 là 36 tháng, Học viên được học bổ sung văn hóa để hoàn thiện chương trình THPT cấp 3.

- Học 2 năm 3 tháng (Áp dụng cho đối tượng: học xong lớp 12, trượt tốt nghiệp trong kì thi quốc gia năm 2015, BTVH). Thời gian chương trình đào tạo 27 tháng, Học viên được học bổ sung văn hóa 03 tháng để hoàn thiện chương trình THPT cấp 3.

- Học 2 năm (Áp dụng cho đối tượng: tốt nghiệp THPT, văn bằng tương đương BTVH cấp 3).

Hồ sơ học Trung cấp Y Dược bao gồm:

- 1 Phiếu đăng ký tuyển sinh (ĐKTS) Trung cấp chuyên nghiệp năm 2015 theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo mua tại các hiệu sách trong cả nước.

– 02 ảnh (3×4) + 01 ảnh (2×3) + phong bì dán sẵn tem thư ghi rõ số điện thoại của người học.

– Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và đóng dáu xác nhận của chính quyền địa phương.

– Giấy tờ ưu tiên khác (nếu có)

- 02 bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp (đối với học sinh vừa tốt nghiệp năm 2014)

- 02 bản sao công chứng Học Bạ.

- Bản sao công chứng Bằng + Bảng điểm (đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học).

- Bản sao giấy khai sinh.

Tư vấn tuyển sinh trung cấp y dược năm 2015

Địa chỉ văn phòng tuyển sinh Trung cấp Y Dược:

Địa chỉ Văn Phòng tuyển sinh Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur: Số 110 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).

Điện thoại liên hệ: 04.6296.6296 – 0982.598.259

Xem thêm tại: http://hocvanbang2luat.blogspot.com/

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Thông tin chính thức xe máy điện bắt buộc phải đăng kí

Hiện nay người sử dụng dòng xe máy điện đang tăng lên 1 cách nhanh chóng bởi sự tiện lợi trong sử dụng cũng như tiết kiệm về kinh tế. Trong thời buổi “bão giá” hiện nay, những chiếc xe máy điện đang dần thay thế các phương tiện truyền thống. Bởi người dùng sẽ không còn bị tác động bởi sự lên xuống của giá xăng, thân thiện với môi trường, linh hoạt lúc nạp điện… Tiện lợi là vậy nhưng những qui định của pháp luật về việc đăng kí xe máy điện thì hầu hết người dân đều chưa biết. Vậy lên, hôm nay page văn bằng 2 luật sẽ chia sẻ đến mọi người những qui định về đăng kí xe máy điện. cũng là câu trả lời cho các bạn đọc gần xa đã gửi câu hỏi về chuyên mục “Luật giao thông” của page văn bằng 2 đại học luật hỏi về xa máy điện có bắt buộc phải đăng kí? Xe đạp điện có phải đăng kí không? Đăng kí xe máy điện thì người dân phải đăng kí ở đâu? Đăng kí xe máy điện thì bao gồm những thủ tục gì, lệ phí là bao nhiêu?


Qui định về đăng kí xe máy điện được qui định rõ trong thông tư số 15/2014/TT-BCA, thay thế 3 Thông tư cũ từ năm 2010 được bộ công an ban hành ngày 4/4/2014

Trong Thông tư 15/2014/TT-BCA có nội dung được sự quan tâm của dư luận là vấn đề đăng ký xe máy điện. Vì vậy, để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề này, page văn bằng 2 đại học luật Hà Nội xin trao đổi một số nội dung sau:

Một số báo chí phản ánh xe máy điện và kể cả xe đạp điện cũng phải đăng ký có đúng không?

Page xin được trả lời luôn rằng thông tin xe đạp điện phải đăng ký là không chính xác:

Vì theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì xe đạp điện là xe thô sơ nên không thuộc đối tượng phải đăng ký, cấp biển số. Điều kiện, phạm vi hoạt động của loại xe này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.

Còn riêng về thông tin xe máy điện bắt buộc phải đăng ký biển số là thông tin chưa đầy đủ.

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009) quy định xe máy điện là xe cơ giới và khi tham gia giao thông phải đăng ký, gắn biển số. Thực hiện Luật Giao thông, Bộ Công an ban hành Thông tư 06/2009/TT-BCA ngày 11/3/2009, trong đó quy định việc đăng ký, cấp biển số xe máy điện từ ngày 01/7/2009. Thời gian đó, các cơ quan báo chí đã có một số bài đăng tải về quy định này.

Tiếp đó đến Thông tư 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010; nay là Thông tư 15/2014/TT-BCA ngày 4/4/2014 tiếp tục kế thừa quy định về việc đăng ký, cấp biển số xe máy điện đã ban hành và thực hiện từ trước, không có gì mới.

Như vậy, xe máy điện phải đăng ký, gắn biển số khi tham gia giao thông là thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và đã được thực hiện từ ngày 01/7/2009 đến nay theo khung hình phạt; Không phải đến ngày 01/6/2014 Bộ Công an mới quy định phải đăng ký.


Muốn làm thủ tục đăng kí xe máy điện người dân phải đến đâu?

Theo nội dung quy định tại điều 3 của Thông tư 15/2014/TT-BCA ngày 4/4/2014 của Bộ Công an quy định về đăng ký xe thì Cơ quan đăng ký xe máy điện bao gồm:

– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đối với xe của cá nhân, tổ chức trong nước có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương).
– Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với xe của tổ chức, cá nhân người nước ngoài).

Thủ tục đăng ký xe máy điện bao gồm những giấy tờ gì, lệ phí đăng ký là bao nhiêu?

Về lệ phí đăng ký: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 127/2013/TT-BTC ngày 06/9/2013 của Bộ Tài chính. Về mức thu lệ phí đăng ký xe máy điện áp dụng như mức thu của xe mô tô, xe gắn máy.

Về Hồ sơ đăng ký xe máy điện: Theo nội dung ở Mục A (chương II) của Thông tư 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 quy định về đăng ký xe thì Hồ sơ đăng ký xe máy điện được quy định như sau:

- Giấy tờ của chủ xe;
- Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu);
- Giấy tờ của xe:
+ Hóa đơn bán xe;
+ Chứng từ nộp lệ phí trước bạ.
+ Chứng từ nguồn gốc của xe: Phiếu Kiểm tra chất lượng xuất xưởng (đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước) hoặc Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với xe nhập khẩu).



Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Tăng hình thức xét tuyển - Tạo cơ hội học tập cho thí sinh năm 2015

Kì thi quốc gia năm 2015 đang “nóng” dần lên từng ngày khi mà các trường ĐH tốp trên đưa ra những tiêu chí sơ tuyển để đảm bảo chất lượng đầu vào đã khiến cho những thí sinh có sức học dưới trung bình chưa thi đã biết mình trượt. Nhưng bên cạnh đó theo ghi nhận của page văn bằng 2 đại học luật thì những trường CĐ – ĐH tốp dưới hơn 1 chút để thu hút học sinh lại lựa chọn cho mình phương án tăng thêm nhiều hình thức xét tuyển tăng cơ hội lựa chọn cho thí sinh trong kì thi quốc gia năm 2015.


Thí sinh năm nay sẽ có nhiều lựa chọn ngành nghề, chương trình đào tạo

Theo kế hoạch tuyển sinh của Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội cũng sẽ thực hiện theo cả 2 phương án đó là xét tuyển điểm thi THPT và học bạ THPT cho tất cả các ngành bao gồm cả ngành dược và điều dưỡng của nhà trường, dự kiến sẽ là ngành học hút thí sinh trong năm nay của trường.

Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM bậc ĐH có 12 ngành đào tạo, CĐ 15 ngành và CĐ thực hành có 11 ngành. Ngành nghề của trường khá đa dạng với nhiều nhóm ngành khác nhau thuộc lĩnh vực kỹ thuật như công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ hóa học, môi trường, điện tử, cơ khí, điện lạnh, công nghệ thông tin, may và thiết kế thời trang, công nghệ da – giày, … hoặc các ngành thuộc nhóm kinh tế – dịch vụ như: Kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh, du lịch, quản trị nhà hàng – khách sạn, kỹ thuật chế biến món ăn, … Nhiều ngành đào tạo của trường nhu cầu nhân lực khá lớn, nhiều sinh viên đã được tuyển dụng ngay khi vừa tốt nghiệp.

Tổ chức Xét tuyển linh hoạt từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia và học bạ THPT tạo cơ hội tuyển chọn được các học sinh có đủ năng lực học tập cũng như tăng thêm cơ hội học tập cho thí sinh.

Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, việc xét tuyển ĐH, CĐ dựa vào kết quả kỳ thi quốc gia sẽ có ngưỡng điểm tối thiểu cho bậc ĐH, CĐ – tương tự điểm sàn trước đây. Do vậy, những thí sinh không đạt ngưỡng tối thiểu sẽ không được xét tuyển vào ĐH, CĐ. Lúc này, việc xét tuyển vào bậc CĐ thực hành của nhiều trường sẽ đơn giản hơn rất nhiều khi không bị giới hạn bởi điểm sàn. Năm nay bậc CĐ của nhiều trường sẽ xét tuyển từ điểm thi của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 (không yêu cầu điểm sàn) hoặc kết quả học bạ THPT của học sinh các trường THPT trên toàn quốc.

Theo kế hoạch tuyển sinh năm 2015 của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM xét tuyển 5.300 chỉ tiêu. Trong đó, bậc ĐH tuyển 2.800 chỉ tiêu, bậc CĐ có 1.000 chỉ tiêu và CĐ thực hành (CĐ nghề) tuyển 1.500 chỉ tiêu. Để phù hợp với nhiều đối tượng học sinh khác nhau, phương án xét tuyển của trường khá linh hoạt để thí sinh lựa chọn.

Với bậc ĐH, trường dành 90% chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 với các tổ hợp môn xét tuyển theo các khối thi truyền thống (A, A1, B, D1) của các ngành như năm 2014, đáng chú ý năm 2015 trường bổ sung thêm khối D1 rong việc xét tuyển cho tất cả các ngành học, 10% chỉ tiêu còn lại xét từ học bạ THPT của học sinh các trường THPT chuyên trên cả nước.

Với bậc CĐ, 80% chỉ tiêu sẽ được xét tuyển từ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 với các tổ hợp môn xét tuyển theo các khối thi truyền thống (A, A1, B, D1, C) của các ngành như năm 2014 và đặc biệt bổ sung thêm khối D1 trong việc xét tuyển cho tất cả các ngành học. Riêng với việc xét tuyển học bạ THPT, trường dành 20% chỉ tiêu xét từ học bạ THPT của học sinh các trường THPT trên toàn quốc

Nhà trường kết hợp cùng Doanh nghiệp đào tạo gắn với việc làm tránh tình trạng sinh viên học xong ra trường thất nghiệp

Mô hình đào tạo kết hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường hiện nay đang là một hướng đi rất mới, rất thiết thực để góp phần giải quyết thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” cử nhân đại học thậm chí cả thạc sĩ ra trường cũng thất nghiệp hiện nay của xã hội.
Theo ghi nhận của page văn bằng 2 luật tại trường Trung cấp Y Khoa Pasteur mô hình này đã được thực hiện rất tốt đặc biệt là ở khối sinh viên trung cấp dược. Học sinh được học thực hành kết hợp trực tiếp giữa nhà trường với hệ thống nhà thuốc tại địa bàn thành phố Hà Nội, và chính từ những học sinh thực tập tại nhà thuốc sẽ có cơ hội lớn được giữ lại làm nhân viên của nhà thuốc sau khi tốt nghiệp.
Mô hình đào tạo này cần phải được nhân rộng hơn nữa không chỉ trong khối ngành y dược mà còn cả tất cả các ngành học khác, có như vậy mới không còn tình trạng sinh viên ra trường mà không làm được việc hay thực trạng thất nghiệp đang là lỗi lo lớn của nước ta hiện nay.

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Kỳ 2 - Luật giao thông những lỗi cơ bản bạn lên biết?

Tiếp tục kỳ 2 của chương trình “Luật giao thông – những lỗi cơ bản bạn lên biết” của page văn bằng 2 đại học luật, kỳ này page văn bằng 2 luật xin được trả lời câu hỏi  của chị Nguyễn Mai Ly ở Nam Trực – Nam Định và của anh Bùi Thế Anh về việc bị tạm giữ GPLX hạng A1 có được tiếp tục sử dụng bằng B2 tham gia giao thông hay không?

Câu hỏi số 1:

Chị Nguyễn Mai Ly có gửi về chương trình câu hỏi: Con trai tôi năm nay 17 tuổi, có lấy xe máy Wave của gia đình đi và đằng sau xe chở theo một bạn học cùng lớp đi ngược chiều đường, cả hai không đội mũ bảo hiểm nên bị Cảnh sát giao thông lập biên bản và tạm giữ xe. Vậy, cho tôi hỏi trường hợp của con tôi sẽ bị xử lý như thế nào?

Page xin được trả lời câu hỏi của chị Ly như sau:

Do con bạn là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nên sẽ áp dụng mức xử phạt bằng 50% mức phạt tiền theo quy định. Và theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì trường hợp của con bạn sẽ bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Ngoài việc xử phạt con bạn, đối với chủ phương tiện còn bị xử lý lỗi: Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định điều khiển xe tham gia giao thông với mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (điểm đ khoản 3 điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP) về luật giao thông.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ Việt Nam năm 2008, con bạn chưa đủ điều kiện để điều khiển xe máy có dung tích xi-lanh từ 50 cm3. Con bạn có thể bị xử phạt các lỗi như sau:


– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” (điểm i khoản 3 điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” (điểm k khoản 3 điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều (điểm i khoản 4 điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe môtô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên (điểm a khoản 4 điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP).

Câu hỏi số 2:

Anh Bùi Thế Anh quê Cẩm Phả – Quảng Ninh có hỏi: Tôi có Giấy phép lái xe được phép điều khiển xe ở các hạng A1 và B2 (hai trong một). Khi tôi đi xe máy vi phạm giao thông lỗi vượt đèn đỏ. Theo luật, ngoài phạt tiền tôi còn bị tước giấy phép lái xe một tháng. Xin hỏi trong trường hợp này, tôi có còn được lái xe ôtô hạng B2 hay không?

Trả lời câu hỏi của anh:

Với trường hợp nêu trên của bạn Bùi Thế Anh, bạn điều khiển xe mô tô vi phạm luật giao thông. Theo thời gian hẹn trong biên bản bạn phải đến Đội, Trạm cảnh sát giao thông nơi bạn vi phạm để chấp hành việc xử phạt hành chính. Trong thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hạng A1, bạn vẫn tiếp tục được điều khiển ô tô theo hạng B2. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi điều khiển xe ô tô (hạng bằng B2) mà bị Cảnh sát giao thông dừng xe, kiểm tra thì bạn phải đưa ra biên bản liên hai mà Cảnh sát giao thông lập trước đó và quyết định xử phạt vi phạm hành chính tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hạng A1 và bạn hãy trình bày hợp tình, hợp lý, Cảnh sát giao thông sẽ tạo điều kiện giúp bạn. Hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, bạn đến nơi tạm giữ để nhận lại giấy phép lái xe.

Được qui định tại luật giao thông ĐB năm 2008 quy định đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Điều dưỡng đa khoa ngành học hút thí sinh năm 2015

Điều dưỡng viên là người phụ trách công tác điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng bệnh nhân, kê toa thuốc và các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân. Điều dưỡng là sự phối hợp giữa điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, hồi chức chức năng và giáo dục sức khoẻ, điều dưỡng viên sử dụng kiến thức, kỹ năng để giúp đỡ người bệnh và cộng đồng trong việc duy trì, nâng cao sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật, biết cách tự chăm sóc cơ bản của người bệnh.

Bạn đọc xem thêm thông tin các khóa học văn bằng 2 luật, thông tin thi công chức, luật giao thông tại page: http://vanbang2daihocluat.com/

Cơ hội việc làm ngành điều dưỡng Việt Nam

Theo Báo cáo của Hội Điều dưỡng Việt Nam, hiện nay, chất lượng đào tạo điều dưỡng trong nước không đồng đều, trình độ điều dưỡng ở các trường khác nhau. Điều dưỡng có 3 cấp độ đào tạo như Trung cấp điều dưỡng, điều dưỡng cao đẳng, điều dưỡng đại học.

Một số bệnh viện ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh tuyển chọn điều dưỡng không chọn theo trường công lập hay tư thục mà nhà tuyển dụng yêu cầu tất cả ứng viên phải trải qua cuộc thi sát hạch, nếu đạt yêu cầu về kỹ năng tay nghề điều dưỡng thì mới được tuyển dụng.

Nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực điều dưỡng Việt Nam, góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân thời kỳ hội nhập và phát triển, trước yêu cầu cấp thiết hội nhập quốc tế, năm 2012 Bộ Y tế đã phê duyệt Chuẩn năng lực cơ bản Điều dưỡng Việt Nam để sử dụng làm cơ sở xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá sinh viên, điều dưỡng viên; làm cơ sở tuyển dụng và sử dụng nhân lực điều dưỡng Việt Nam.

Qua khảo sát, đánh giá thái độ, kỹ năng nghề nghiệp của Điều dưỡng viên của trường trung cấp Y khoa Pasteur năm 2014. Kết quả: cho thấy hơn 80% chủ sử dụng lao động hài lòng về cả kiến thức, kỹ năng và thái độ của học viên Trường Y khoa Pasteur. Hơn 80% học viên cho biết khi ra trường thích chọn làm việc từ bệnh viện tuyến huyện trở lên và nếu có điều kiện thì học lên đại học điều dưỡng. Đa số học viên ngành điều dưỡng hài lòng về chương trình đào tạo, giảng viên và môi trường học tập khi theo học tại Trường Trung cấp Y khoa Pasteur.

Muốn trở thành Điều dưỡng viên hay còn gọi là Y tá điều dưỡng, bạn hãy đăng ký vào học tại Khoa điều dưỡng của Trường Trung cấp Y Khoa. Học phí, kinh phí đào tạo Điều dưỡng trung cấp thông thường là 550.000/tháng, học phí thu theo kỳ học, 5 tháng đóng học phí một lần.

Thời gian đào tạo Trung cấp điều dưỡng đa khoa thông thường là 2 năm đối với người đã tốt nghiệp THPT hoặc BTVH (cấp 3).

Thời gian đào tạo 3 năm đối với học sinh tốt nghiệp THCS (lớp 9). Đối tượng này sẽ phải học bổ sung văn hóa 12 tháng để hoàn thiện chương trình PTHT cấp 3.


Đây là chương trình đào tạo Trung cấp điều dưỡng văn bằng 2 chính quy được xây dựng và ban hành dựa trên chương trình khung Trung cấp chuyên nghiệp ngành Điều dưỡng của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 22/2014/TT-BG-ĐT ngày 09/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo chuyển đổi văn bằng 2 Trung cấp điều dưỡng với thời gian đào tạo là 1 năm, áp dụng cho đối với người học đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp , cao đẳng hoặc đại học. Sau khi hoàn thành khóa học 1 năm, người học được cấp bằng Trung cấp điều dưỡng hệ văn bằng 2 chính quy, văn bằng chuẩn Quốc gia., được học Đại học Điều Dưỡng liên thông theo quy chế tuyển sinh liên thông của BG-ĐT, Bộ Y tế.

Hồ sơ tuyển sinh Trung cấp điều dưỡng đa khoa gồm:

+ 01 Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy CNTN tạm thời (đối với học sinh vừa tốt nghiệp)

+ 01 bản sao công chứng Bằng và Bảng điểm đối với đối tượng đã tốt nghiệp từ trình độ Trung cấp chuyên nghiệp trở lên. (nếu có)

+ 01 Bộ phiếu đăng ký tuyển sinh TCCN theo mẫu của Bộ GD-ĐT mua tại các hiệu sách trong cả nước.

+ 02 ảnh màu 3 x 4

+ 02 phong bì dán tem thư và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại người học.

+ 01 Bản sao công chứng Học bạ

+ Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ dự tuyển: Các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ chủ nhật.

Văn phòng tuyển sinh tại Tp Hà Nội: Số 110 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở).
Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259