Tiếp tục kỳ 2 của chương trình “Luật giao thông – những lỗi cơ bản bạn lên biết” của page văn bằng 2 đại học luật, kỳ này page văn bằng 2 luật xin được trả lời câu hỏi của chị Nguyễn Mai Ly ở Nam Trực – Nam Định và của anh Bùi Thế Anh về việc bị tạm giữ GPLX hạng A1 có được tiếp tục sử dụng bằng B2 tham gia giao thông hay không?
Câu hỏi số 1:
Chị Nguyễn Mai Ly có gửi về chương trình câu hỏi: Con trai tôi năm nay 17 tuổi, có lấy xe máy Wave của gia đình đi và đằng sau xe chở theo một bạn học cùng lớp đi ngược chiều đường, cả hai không đội mũ bảo hiểm nên bị Cảnh sát giao thông lập biên bản và tạm giữ xe. Vậy, cho tôi hỏi trường hợp của con tôi sẽ bị xử lý như thế nào?
Page xin được trả lời câu hỏi của chị Ly như sau:
Do con bạn là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nên sẽ áp dụng mức xử phạt bằng 50% mức phạt tiền theo quy định. Và theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì trường hợp của con bạn sẽ bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Ngoài việc xử phạt con bạn, đối với chủ phương tiện còn bị xử lý lỗi: Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định điều khiển xe tham gia giao thông với mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (điểm đ khoản 3 điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP) về luật giao thông.
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ Việt Nam năm 2008, con bạn chưa đủ điều kiện để điều khiển xe máy có dung tích xi-lanh từ 50 cm3. Con bạn có thể bị xử phạt các lỗi như sau:
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” (điểm i khoản 3 điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” (điểm k khoản 3 điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều (điểm i khoản 4 điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe môtô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên (điểm a khoản 4 điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP).
Câu hỏi số 2:
Anh Bùi Thế Anh quê Cẩm Phả – Quảng Ninh có hỏi: Tôi có Giấy phép lái xe được phép điều khiển xe ở các hạng A1 và B2 (hai trong một). Khi tôi đi xe máy vi phạm giao thông lỗi vượt đèn đỏ. Theo luật, ngoài phạt tiền tôi còn bị tước giấy phép lái xe một tháng. Xin hỏi trong trường hợp này, tôi có còn được lái xe ôtô hạng B2 hay không?
Trả lời câu hỏi của anh:
Với trường hợp nêu trên của bạn Bùi Thế Anh, bạn điều khiển xe mô tô vi phạm luật giao thông. Theo thời gian hẹn trong biên bản bạn phải đến Đội, Trạm cảnh sát giao thông nơi bạn vi phạm để chấp hành việc xử phạt hành chính. Trong thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hạng A1, bạn vẫn tiếp tục được điều khiển ô tô theo hạng B2. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi điều khiển xe ô tô (hạng bằng B2) mà bị Cảnh sát giao thông dừng xe, kiểm tra thì bạn phải đưa ra biên bản liên hai mà Cảnh sát giao thông lập trước đó và quyết định xử phạt vi phạm hành chính tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hạng A1 và bạn hãy trình bày hợp tình, hợp lý, Cảnh sát giao thông sẽ tạo điều kiện giúp bạn. Hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, bạn đến nơi tạm giữ để nhận lại giấy phép lái xe.
Được qui định tại luật giao thông ĐB năm 2008 quy định đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét