Xuốt thời gian qua chủ đề về “kì thi quốc gia” vẫn luôn là chủ đề nóng, góp ý cho dự thảo Quy chế kỳ thi THPT- Đại học quốc gia 2015, nhiều chuyên gia nhấn mạnh đến việc tổ chức số lượng cụm thi trên cả nước. Theo các chuyên gia và cán bộ quản lý giáo dục, việc tổ chức 34 cụm thi của kỳ thi quốc gia 2015 trên cả nước là không hợp lý. Nhiều chuyên gia giáo dục tiếp tục đề xuất nâng số lượng cụm thi của kỳ thi THPT quốc gia 2015 để các thí sinh không phải đi lại hàng trăm km để dự thi.
Vẫn tiếp tục góp ý cho dự thảo Quy chế kỳ thi quốc gia 2015, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng cần thiết phải tạo điều kiện cho những thí sinh ở những vùng khó, đặc biệt cần quan tâm đến an toàn giao thông khi các em tham dự kỳ thi.
“Nếu 2 tỉnh mới có một cụm thi thì căng lắm, các em sẽ phải đi xa lắm. Nếu các em thí sinh phải đi hàng trăm km mới được dự thi thì mệt lắm”, PGS Văn Như Cương bày tỏ.
Theo thầy Cương, Bộ GD-ĐT cần có quy định các thí sinh được tự do đăng ký địa điểm dự thi được miễn là gần với nơi cư trú, học tập của thí sinh.
“Ví dụ một thí sinh ở Hà Tĩnh nhưng lại gần sát với TP. Vinh (Nghệ An) thì có thể lên TP Vinh dự thi thay vì phải xuống tận TP Hà Tĩnh dự thi cách đó hàng trăm km”.
Đối với các tỉnh miền núi địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, Bộ GD-ĐT có thể bố trí cho các em dự thi tại các trường dân tộc nội trú ở trung tâm huyện. Việc này sẽ khiến cho học sinh không phải đi quá xa và ở trung tâm huyện cũng có các điều kiện về cơ sở vật chất để đảm bảo cho kỳ thi được diễn ra thành công.
Trong dự thảo Quy chế tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2015, Bộ GD-ĐT dường như vẫn chưa tính đến các điều kiện đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất và điều kiện ăn ở cho thí sinh và người nhà.
“Bộ cũng nên tính tới việc trợ cấp cho thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia ở các khu vực miền núi khó khăn. Đó là khoản kinh phí tương đối lớn với thí sinh ở các khu vực vùng sâu, vùng sa”, PGS Văn Như Cương đề xuất.
Cũng có cùng quan điểm nêu trên, PGS.TS Bùi Duy Cam – Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) cho rằng về bản chất, đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả của kỳ thi là để xét tốt nghiệp đồng thời cũng là căn cứ để các trường đại học, cao đẳng xét tuyển.
Việc các trường đại học, cao đẳng có sử dụng kết quả này như thế nào lại tùy vào phương án của từng trường. Đây không phải là kỳ thi của các trường đại học nhằm tuyển thí sinh.
Bên cạnh đó, PGS.TS Bùi Duy Cam cần phải “phân vai” cụ thể cho các trường đại học lớn đang đặt tại TP Hà Nội và TP.HCM.
PGS Bùi Duy Cam cũng đề nghị, cách bố trí địa điểm thi của thí sinh cần phù hợp với điều kiện địa lý, để học sinh phải đi thi với quãng đường ngắn nhất có thể.
Theo ý kiến của các chuyên gia đề xuất thì mỗi tỉnh lên có 2 cụm thi
Góp ý cho việc tổ chức cụm thi, PGS Văn Như Cương (nguyên Hiệu trưởng THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) cho biết phản đối việc hình thành ra 2 loại cụm thi và việc chỉ còn 1 loại cụm thi do các trường đại học tổ chức là rất hợp lý.
“Nếu phân loại ra cụm thi chỉ cho thí sinh có nhu cầu tốt nghiệp có thể thi ở địa phương, thậm chí những thí sinh chỉ có nhu cầu tốt nghiệp được thi tại trường đang học sẽ tạo ra sự bất bình đẳng.
Như vậy sẽ xảy ra tình trạng 2 em học sinh ở cùng làng nhưng có em chỉ cần thi ngay gần nhà, nhưng có em sẽ phải đi hàng trăm km để tham gia các cụm thi liên tỉnh”, PGS Văn Như Cương nêu ý kiến.
Vì vậy, PGS Cương cho rằng để đảm bảo công bằng, tất cả các em tham dự vào kỳ thi THPT quốc gia cần phải được tổ chức thi tại một cụm thi do các trường đại học chủ trì.
PGS Văn Như Cương cho rằng việc nâng số lượng cụm thi sẽ gây khó khăn cho Bộ GD-ĐT nhưng có lợi cho thí sinh thì vẫn cần phải thực hiện.
Nguyên Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh cũng tỏ ra băn khoăn: “Nếu để các cụm thi lẻ do địa phương tổ chức cho những thí sinh chỉ có nhu cầu tốt nghiệp thì xã hội sẽ nghi ngờ tính trung thực của kỳ thi. Liệu ở những cụm thi đó có phải lập ra để “tháo khóa” cho các em đỗ hết tốt nghiệp. Không nên phân biệt cụm thi chỉ dành cho học sinh có nhu cầu tốt nghiệp hoặc có cả nhu cầu tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng”.
Bên cạnh đó, việc phải di chuyển hàng trăm km sẽ khiến nhiều gia đình gặp khó khăn trong việc đi lại, ăn ở cho thí sinh và người nhà.
Trao đổi với pv, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết sau khi đưa dự thảo Quy chế kỳ thi THPT Quốc gia 2015 đã có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, các giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục góp ý cho Bộ GD-ĐT.
Hiện tại, Cục khảo thí sẽ tiếp tục tiếp thu các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, sau đó sẽ tổng hợp lại, báo cáo lãnh đạo Bộ GD-ĐT xem xét và quyết định cuối cùng.
Phương án cuối cùng dù có khó khăn cho Bộ nhưng có lợi cho thí sinh vẫn phải làm
phuong-an-thi-tot-nghiep-nam-2015
“Phương án nào khả thi, có lợi cho thí sinh, đảm bảo công bằng cho học sinh và đỡ tốn kém thì Bộ GD-ĐT sẽ làm. Việc đổi mới kỳ thi chính là hướng tới những mục tiêu đó. Bộ vẫn cố gắng để làm tốt hơn”.
Vì vậy, PGS Cương đề xuất mỗi tỉnh có thể có từ 1-2 cụm thi tùy theo diện tích của từng tỉnh. Những tỉnh thành phố nhỏ có thể chỉ cần 1 cụm thi đặt tại trung tâm tỉnh nhưng với những thành phố lớn, dân cư đông thì cần bố trí 2 cụm thi để để học sinh không phải đi lại vất vả.
“Đối với những tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nghệ An… có thể tổ chức 3-4 cụm thi do số lượng học sinh đăng ký dự thi lớn”, PGS Văn Như Cương đề xuất.
Bạn đọc xem thêm thông tin tuyển sinh học văn bằng 2 đại học luật, tại chức luật, trung cấp luật tại page: vanbang2daihocluat.com
Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015
Home »
» Mỗi tỉnh lên có 2 cụm thi trong kì thi quốc gia năm nay
0 nhận xét:
Đăng nhận xét