Xét tuyển văn bằng 2 đại học luật học Hà Nội

Căn cứ vào nhu cầu của đội ngũ cán bộ viên chức TP Hà Nội về học đại học ngành Luật - Nghề Luật.

Xét Tuyển văn bằng 2 đại học luật năm 2015

THÔNG BÁO TUYỂN SINH VĂN BẰNG 2 ĐẠI HỌC LUẬT XÉT TUYỂN NĂM 2015

Học luật - Lo gì thất nghiệp?

Tại sao hiện nay sinh viên ra trường lại thất nghiệp nhiều đến vậy? Học nghề luật ra liệu có dễ xin việc? Nghề luật ra trường làm những công việc gì? Trước đây em đã học đại học ngành khác không biết có được học hệ văn bằng 2 đại học luật? Học văn bằng 2 luật ở đâu thì tốt? Hồ sơ học văn bằng 2 đại học luật gồm những gì?

Học Luật ra trường làm những công việc gì?

Học luật, cụ thể là học đại học luật, trung cấp luật, văn bằng 2 đại học luật ra trường sẽ làm những công việc gì? Học luật cơ hội việc làm trong tương lai có lớn không?

Nghề luật - những điều bạn chưa biết

Nếu bạn đang quan tâm và đang nuôi mơ ước trở thành một luật gia, nếu bạn có ước mơ trở thành luật sư, nếu bạn muốn theo nghềLuật. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp mà mình đang hướng tới!

Hiển thị các bài đăng có nhãn những lưu ý khi học ngành luật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn những lưu ý khi học ngành luật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Những lưu ý khi học ngành Luật

Kiến thức Ngành Luật | Văn bằng 2 đại học Luật

Mỗi ngành học sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Hãy cùng theo dõi xem nếu một người đang có ý định học ngành luật thì sẽ có được những thuận lợi và khó khăn gì khi hành nghề luật trong tương lai, những điều cần lưu ý khi học ngành luật nhé! 


Làm nghề luật luôn căng thẳng và áp lực


Luật sư là một nghề có tính cạnh tranh cao giữa các cá nhân và không khí làm việc ở các văn phòng luật thường xuyên căng thẳng. Các cuộc cạnh tranh ngầm giữa các đồng nghiệp để giành hợp đồng và thăng tiến cũng không phải là hiếm gặp.

Sự căng thẳng nghề nghiệp đã khiến cho một số người làm việc trong ngành luật gặp vấn đề của bệnh trầm cảm và thần kinh phân liệt. Theo thống kê, tại Úc có tới 40% sinh viên luật, khoảng 33% luật sư và 20% trạng sư có biểu hiện bất thường về sức khỏe tâm thần.

Nữ luật sư cũng thường bị phân biệt đối xử hơn so với nam luật sư. Nữ luật sư thường có mức thu nhập thấp hơn và cơ hội thăng tiến ít hơn các đồng nghiệp nam.

Bất kì một ngành nghề nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng của nó. Những cá nhân biết thích ứng tốt, có kiến thức chuyên ngành vững thì sẽ ít gặp trở ngại hơn khi bước vào đời. Ở ngành luật cũng vậy. Nếu như bạn đã từng đam mê và ước muốn trở thành một luật sư hoặc vị thẩm phán tối cao, thì đừng từ bỏ ước mơ này và cố gắng trau dồi hơn nữa.

Thu nhập chênh lệch trong ngành luật


Những người thụ lý hồ sơ liên quan đến án hình sự hoặc các vụ tranh tụng do quỹ trợ giúp pháp lý trả thù lao cho người lao động, những luật sư mới vào nghề hoặc những người làm việc tại một số khu vực có mức sống thấp là những người nằm trong nhóm có thu nhập thấp. Những người này thường gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê văn phòng và chi phí gửi trẻ nếu đã có gia đình.

Trong khi, các số liệu thống kê cho thấy khoảng 28% nữ luật sư và 13% nam luật sư tại tiểu bang Victoria chỉ có thu nhập khoảng 50.000 đô/năm, thu nhập thấp hơn cả mức thu nhập trung bình của người Úc.

Theo tài liệu lưu hành nội bộ của Luật sư Đoàn tiểu bang Victoria (Úc), mức thu nhập hàng năm của các luật sư tại bang này có sự chênh lệch rất lớn. Có thu nhập cao trong ngành luật thường là đồng giám đốc của các công ty luật lớn hoặc là luật sư tranh tụng.

Như vậy, các cử nhân luật làm việc tại các văn phòng luật chưa hẳn đã có thu nhập cao và nhanh giàu như chúng ta vẫn nghĩ.