Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Đề thi trong kì thi quốc gia năm 2015 sẽ như thế nào?

Kì thi quốc gia năm 2015 lần đầu tiên sẽ gộp 2 kì thi lớn nhất trong hệ thống giáo giục Việt Nam lại làm 1. Việc gộp 2 kì thi thành 1 đương nhiên đề thi cũng sẽ phải “2 trong 1″. Vậy cấu trúc đề như thế nào để có thể phân hóa được học sinh? Cơ cấu thi sẽ ra sao để giáo viên có thể hướng dẫn học sinh ôn tập? Trên đây là những lo lắng về đề thi trong kì quốc gia của học sinh và giáo viên nhiều trường trên cả nước.

Nhiều học sinh lo lắng về đề thi trong kì thi quốc gia  “2 trong 1″

Có thể nói giáo dục Việt Nam năm 2015 dự kiến sẽ có rất nhiều đổi mới, đổi mới từ cách dạy – cách học cho tới cách thi, thậm chí còn thay đổi từ xu hướng chọn ngành học của học sinh. Năm 2015 có thể sẽ đánh dấu 1 bước chuyển mình lớn của cả nền giáo dục Việt Nam. Đầu tiên và cũng đang được xã hội chú ý đó chính là vấn đề về đề thi trong kì thi quốc gia năm 2015

Nhiều giáo viên phải thay đổi việc dạy học và ôn tập để đáp ứng những yêu cầu mới

Một số trường ĐH tổ chức sơ tuyển đại học ngoài kết quả thi THPT quốc gia, đòi hỏi học sinh phải có những kiến thức thực tế, kỹ năng sống. Để đáp ứng việc dạy học và ôn tập của giáo viên phải thay đổi theo, nhiều giáo viên phải tăng cường dạy thêm cho các em những kiến thức thực tế để các em không bị động trước những kỳ kiểm tra như vậy.

Vấn đề đáng lo nhất là: nhiều học sinh trung bình, yếu, không biết các em có đủ khả năng để nhận biết những câu nào dành cho mình và những câu nào ở mức độ nâng cao, và như vậy chắc chắn hiệu quả cho mục đích tốt nghiệp phổ thông sẽ thấp.

Đề thi trong kì thi quốc gia  “2 trong 1” sẽ như thế nào?

Nhiều giáo viên có kinh nghiệp giảng dạy lâu năm lo lắng cho biết, nếu những năm trước thực hiện hai kỳ riêng biệt: tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ trong đó học sinh dự kỳ thi tốt nghiệp chỉ yêu cầu nắm vững kiến thức chương trình lớp 12. Nhưng ở kỳ thi ĐH, tại một số môn yêu cầu học sinh ngoài việc phải nắm vững chương trình lớp 12 còn có cả các kiến thức nâng cao và kiến thức của lớp dưới nữa.

Vậy để phù hợp với kì thi “2 trong 1″ năm nay, đề thi sẽ phân hóa như thế nào để đảm bảo phân loại được thí sinh? Đối với một đề thi “2 trong 1″ đòi hỏi có sự phân hóa từ cơ bản đến nâng cao, như vậy cấu trúc đề thi năm nay có bao nhiêu phần trăm nằm ở phần cơ bản để những thí sinh chỉ có nhu cầu tốt nghiệp THPT, bao nhiêu phần trăm nằm ở phần nâng cao cho những thí sinh có nguyện vọng học CĐ, ĐH? Chúng tôi phải tổ chức ôn cho học sinh như thế nào để có thể tạo cơ hội tốt nhất cho các em bước tiếp vào giảng đường ĐH hoặc CĐ. Bộ cần có thông báo sớm để chúng tôi có kế hoạch ôn tập cho học sinh.

Không chỉ các giáo viên lo lắng về đề thi mà tất cả học sinh năm nay bước vào kì thi này cũng có chung những băn khoăn tương tự khi không biết cơ cấu tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như thế nào? Thi ra sao? Học sinh chúng em phải ôn tập như thế nào?

Hầu hết các trường sẽ tổ chức ôn tập cho học sinh đến hết tháng 6

Hiện nay mặc dù vẫn chưa có thông tin chính thức về kỳ thi THPT quốc gia nhưng nhiều trường đã đưa ra phương án tổ chức ôn tập và ra đề kiểm tra thử cho học sinh, dự kiến sau Tết Nguyên đán sẽ tổ chức các đợt kiểm tra thử cho học sinh. Đề bài sẽ được phân hóa thành 2 phần: Phần cho học sinh thi tốt nghiệp và phần nâng cao cho học sinh thi ĐH, CĐ.

Có lẽ Đề thi của Bộ cũng nên đi theo hướng này, với các môn trắc nghiệm, học sinh có ít thời gian để thẩm định đề, phần đầu của đề thi nên là những câu hỏi cho học sinh tốt nghiệp THPT, phần cuối đề là những câu hỏi nâng cao để phân loại.

Cho đến nay Bộ vẫn chưa có văn bản chính thức về kỳ thi này, khi nào có thông tin từ Bộ, Sở sẽ có hướng dẫn cụ thể cho các trường. Tuy nhiên, các trường sẽ cho học sinh ôn tập hết 4 tuần của tháng 6/2015.

Nguồn: http://vanbang2daihocluat.com/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét