Những năm gần đây số lượng bạn học đăng ký học văn bằng 2 đại học luật thương mại tăng với số lượng đột biến, đặc biệt là đối với những sinh viên chuyên ngành kinh tế. Trong số đó có cả những bạn đang ngồi trên giảng đường và cả những bạn đã đi làm. Phải chăng đây là một xu thế mới trong xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng.
Đầu ra cho văn bằng 2 luật thương mại
Thực tế khi còn là sinh viên cực kì ít bạn xác định được công việc mình sẽ làm và gắn bó sau khi rời ghế giảng đường. Sinh viên luật cũng không phải ngoại lệ, có rất nhiều sinh viên nghĩ sau khi ra trường mình sẽ được tung hoành trên pháp đình với các vụ kiện cáo mang tính quyết định tới cả đời người hay những vụ kiện được báo chí và dư luận quan tâm. Điều đó chỉ tồn tại trong ước mơ và trí tưởng tượng của bạn.
Sinh viên ngành kinh tế cũng ra sức học thêm một tấm văn bằng 2 ngành luật những mong có thể có được công việc tốt hơn sau khi ra trường hoặc tăng độ phủ đối với các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trong phạm vi bài chia sẻ này mình không nói rằng quyết định đi học của các bạn là đúng hay sai. Tuy nhiên theo quan điểm của riêng cá nhân mình thì việc sở hữu tấm bằng đại học luật giúp bạn dễ dàng ghi điểm đối với cả những nhà tuyển dụng khó tính nhất.
Sinh viên học văn bằng 2 luật, học những gì?
Đối với sinh viên khối ngành kinh tế khi đăng ký học văn bằng 2 chuyên ngành luật thương mại sẽ được trang bị hệ thống kiến thức pháp luật có liên quan đặc biệt đến lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng.
Sau khi tốt nghiệp, bạn học sẽ có thể làm việc tại các vị trí tiêu biểu như: cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, trong các công ty tư nhân, công ty nước ngoài; hoặc tại các phòng ban tư pháp của hệ thống bộ máy quản lý của nhà nước.
Thực tế cho thấy số lượng hồ sơ tuyển sinh nộp vào các trường có đào tạo luật và sinh viên đăng ký học văn bằng 2 ngành này tăng dần qua các năm. Điều đó chứng minh một điều rằng ngành luật đang trở thành một trong số những ngành hot nhất và nhận được sự quan tâm của của giới trẻ cũng như xã hội hiện nay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét