Kiến thức về luật giao thông? Những lỗi cơ bản mà bạn thường hay mắc phải khi tham gia giao thông? Khung hình phạt cho các lỗi cơ bản là bao nhiêu? Những mẹo nhỏ khi vi phạm luật giao thông có thể giúp bạn “thoát hiểm” một cách nhanh nhất? Đáp ứng nhu cầu của mọi người về những vấn đề trên page văn bằng 2 đại học luật sẽ đưa ra những tình huống vi phạm và khung hình phạt chia thành nhiều kỳ, các bạn có thắc mắc về luật giao thông hoặc cung cấp những “mẹo” xử lí khi vi phạm luật giao thông xin gửi về BQT page văn bằng 2 đại học luật hoặc có thể coment ngay phía dưới bài viết.
Câu hỏi số 1:
Trả lời câu hỏi: Theo quy định mới, hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông khi thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ cho cảnh sát giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trước đây Nghị định số 34/2010/NĐ-CP và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP có quy định về hành vi này nhưng hiện nay thì Nghị định 171/2013/NĐ-CP không còn quy định nữa mà hành vi này được quy định tại điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể như sau:
” Điều 20: Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
học luật:
Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.”
Câu hỏi số 2:
Trường hợp anh Cường quê Nam Định có gửi tới page: “Tôi đi xe máy và bị Cảnh sát giao thông xử phạt 300.000 đồng vì vi phạm xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định. Cho tôi hỏi về quy định xếp hàng hóa trên xe máy là như thế nào? Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt ra sao?”
Đối với trường hợp của bạn, tại Khoản 4 Điều 8 Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ có quy định như sau:
” Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác ” bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
” Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,30 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,50 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0 mét.”
Về chế tài xử phạt, tại Điểm k Khoản 4 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định:
Về mức tiền phạt cụ thể, tại Khoản 4 Điều 23, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:
” Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.”
Như vậy, nếu hành vi của bạn vi phạm quy định trên thì bạn bị phạt tiền với mức phạt như vậy là đúng quy định của pháp luật.