Xét tuyển văn bằng 2 đại học luật học Hà Nội

Căn cứ vào nhu cầu của đội ngũ cán bộ viên chức TP Hà Nội về học đại học ngành Luật - Nghề Luật.

Xét Tuyển văn bằng 2 đại học luật năm 2015

THÔNG BÁO TUYỂN SINH VĂN BẰNG 2 ĐẠI HỌC LUẬT XÉT TUYỂN NĂM 2015

Học luật - Lo gì thất nghiệp?

Tại sao hiện nay sinh viên ra trường lại thất nghiệp nhiều đến vậy? Học nghề luật ra liệu có dễ xin việc? Nghề luật ra trường làm những công việc gì? Trước đây em đã học đại học ngành khác không biết có được học hệ văn bằng 2 đại học luật? Học văn bằng 2 luật ở đâu thì tốt? Hồ sơ học văn bằng 2 đại học luật gồm những gì?

Học Luật ra trường làm những công việc gì?

Học luật, cụ thể là học đại học luật, trung cấp luật, văn bằng 2 đại học luật ra trường sẽ làm những công việc gì? Học luật cơ hội việc làm trong tương lai có lớn không?

Nghề luật - những điều bạn chưa biết

Nếu bạn đang quan tâm và đang nuôi mơ ước trở thành một luật gia, nếu bạn có ước mơ trở thành luật sư, nếu bạn muốn theo nghềLuật. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp mà mình đang hướng tới!

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Những lưu ý khi học ngành Luật

Kiến thức Ngành Luật | Văn bằng 2 đại học Luật

Mỗi ngành học sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Hãy cùng theo dõi xem nếu một người đang có ý định học ngành luật thì sẽ có được những thuận lợi và khó khăn gì khi hành nghề luật trong tương lai, những điều cần lưu ý khi học ngành luật nhé! 


Làm nghề luật luôn căng thẳng và áp lực


Luật sư là một nghề có tính cạnh tranh cao giữa các cá nhân và không khí làm việc ở các văn phòng luật thường xuyên căng thẳng. Các cuộc cạnh tranh ngầm giữa các đồng nghiệp để giành hợp đồng và thăng tiến cũng không phải là hiếm gặp.

Sự căng thẳng nghề nghiệp đã khiến cho một số người làm việc trong ngành luật gặp vấn đề của bệnh trầm cảm và thần kinh phân liệt. Theo thống kê, tại Úc có tới 40% sinh viên luật, khoảng 33% luật sư và 20% trạng sư có biểu hiện bất thường về sức khỏe tâm thần.

Nữ luật sư cũng thường bị phân biệt đối xử hơn so với nam luật sư. Nữ luật sư thường có mức thu nhập thấp hơn và cơ hội thăng tiến ít hơn các đồng nghiệp nam.

Bất kì một ngành nghề nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng của nó. Những cá nhân biết thích ứng tốt, có kiến thức chuyên ngành vững thì sẽ ít gặp trở ngại hơn khi bước vào đời. Ở ngành luật cũng vậy. Nếu như bạn đã từng đam mê và ước muốn trở thành một luật sư hoặc vị thẩm phán tối cao, thì đừng từ bỏ ước mơ này và cố gắng trau dồi hơn nữa.

Thu nhập chênh lệch trong ngành luật


Những người thụ lý hồ sơ liên quan đến án hình sự hoặc các vụ tranh tụng do quỹ trợ giúp pháp lý trả thù lao cho người lao động, những luật sư mới vào nghề hoặc những người làm việc tại một số khu vực có mức sống thấp là những người nằm trong nhóm có thu nhập thấp. Những người này thường gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê văn phòng và chi phí gửi trẻ nếu đã có gia đình.

Trong khi, các số liệu thống kê cho thấy khoảng 28% nữ luật sư và 13% nam luật sư tại tiểu bang Victoria chỉ có thu nhập khoảng 50.000 đô/năm, thu nhập thấp hơn cả mức thu nhập trung bình của người Úc.

Theo tài liệu lưu hành nội bộ của Luật sư Đoàn tiểu bang Victoria (Úc), mức thu nhập hàng năm của các luật sư tại bang này có sự chênh lệch rất lớn. Có thu nhập cao trong ngành luật thường là đồng giám đốc của các công ty luật lớn hoặc là luật sư tranh tụng.

Như vậy, các cử nhân luật làm việc tại các văn phòng luật chưa hẳn đã có thu nhập cao và nhanh giàu như chúng ta vẫn nghĩ.

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Giáo dục Xếp hạng thứ 12 thì cần gì phải đổi mới giáo dục nữa

Tin giáo dục | Văn bằng 2 đại học luật

Theo kết quả công bố của một tổ chức quốc tế, theo đó thì Việt Nam có thứ hạng cao, được xếp trên cả các quốc gia giáo dục phát triển như Úc, Mỹ. Liệu đây có phải là “tin buồn” cho các gia đình đang có con du học tại Mỹ? Theo như bảng xếp hạng mới công bố của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), thì những học sinh châu Á đang dẫn đầu thế giới về khả năng Toán và Khoa học hiện nay. Cụ thể, có 5 vị trí đầu tiên đều thuộc về châu Á, gồm: Hồng Công, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan Nhật Bản. Việt Nam xếp thứ 12, tới Úc xếp thứ 14, và Mỹ xếp thứ 28.



PSG Văn Như Cương “bóng gió” rằng “Giáo dục xếp thứ 12 thì cần gì đổi mới giáo dục nữa” ?


“Xếp thứ 12 là quá tuyệt vời rồi, vậy liệu ta có nên đổi mới giáo dục nữa hay không? Có phải tốn hàng ngàn tỷ để đổi mới mà không may lại tụt hạng xuống bằng Mỹ thì buồn quá…” PGS.Cương tiếp tục “bóng gió” tới đổi mới giáo dục.

PGS Văn Như Cương hài hước viết: “ Việt Nam xếp thứ 12 không phải dạng vừa, mà là dạng… siêu. Đến Hoa Kỳ còn xếp sau Việt Nam đến 16 bậc… Hỡi các “đại gia” Việt Nam đang gửi con cháu du học tại Mỹ, Anh, Úc, Pháp…! Hãy nhanh kéo chúng về Việt Nam mà học. Chứ sao lại để chúng nó học ở những nước xếp hạng thấp trong lúc nước mình xếp hạng cao hơn ?”

Bảng xếp hạng đáng ngạc nhiên


“Trình độ cán bộ không lên mà đi lùi. Toàn cấp giám đốc sở, vụ trưởng, mà thi vấn đáp không nắm được các nội dung quản lý Nhà nước của ngành mình. Thì tôi thấy họ nếu có tự trọng thì không nên đi thi”.

“Nếu Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) xét một cách toàn diện nền giáo dục để xếp Việt Nam hạng 12 thì rất đáng ngạc nhiên. Riêng tôi không cùng suy nghĩ như bảng xếp hạng này. Nếu như ta tin vào những điều này, vậy đổi mới giáo dục làm gì nữa? Nếu đã xếp tận hạng đấy, thì chẳng cần đổi mới giáo dục chỉ tốn tiền, mà hãy cứ từ từ tiến lên thôi”.

Văn bằng 2 Luật tổng hợp


Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Cẩn trọng với các qui định xét tuyển trong kì thi THPT 2015

Kỳ thi THPT năm 2015 | Van bang 2 Dai hoc Luat

Mùa tuyển sinh 2015 sẽ có nhiều hình thức xét tuyển tùy thuộc vào qui định của từng trường sao cho đảm bảo chất lượng đầu vào: Xét học bạ, xét kết quả kỳ thi THPT quốc gia, tiến hành sơ tuyển, hay tổ chức thi đánh giá năng lực… Cùng với nhiều mốc thời gian xét tuyển khác nhau đòi hỏi thí sinh phải thường xuyên cập nhật thông tin và thận trọng trong việc làm hồ sơ.


Thí sinh cần cập nhật thông tin thường xuyên và cẩn trọng với các qui định xét tuyển


Ông Mai Văn Trinh – nguyên Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GDĐT) lưu ý thí sinh cần cập nhật thường xuyên các thông tin xét tuyển của các trường và quy định của Bộ GDĐT để tránh nhầm lẫn. Trong thời gian 20 ngày xét tuyển NV1, nếu như cần thiết, thí sinh có thể điều chỉnh NV đã đăng ký hoặc rút hồ sơ để đăng ký trường khác. Tuy vậy, thí sinh chỉ được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển NV1 để đăng ký vào 1 trường ĐH hoặc CĐ. Một trường thí sinh được đăng ký tối đa 4 NV vào các ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1- 4. Bộ GDĐT cũng quy định rõ ràng, thí sinh đã trúng tuyển NV1 không được đăng ký ở các đợt xét tuyển NV bổ sung khác. Sau đợt xét tuyển đầu tiên, học sinh có thể dùng đồng thời 3 giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển NV bổ sung để đăng ký tối đa vào 3 trường và ở mỗi trường được đăng ký tối đa 4 NV.


Trước mỗi đợt xét tuyển, các thí sinh sẽ được các trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử chỉ tiêu của các ngành hoặc nhóm ngành (gọi chung là ngành) đối với đợt xét tuyển đó. Trong thời gian nhận hồ sơ của một đợt xét tuyển, là 3 ngày 1 lần, thì các trường bắt buộc phải công bố trên trang thông tin điện tử của mình danh sách các thí sinh đã đăng ký theo từng ngành và xếp theo kết quả thi từ cao xuống thấp.

Trong thời gian của từng đợt xét tuyển NV bổ sung, các thí sinh sẽ không được rút hồ sơ. Và sau mỗi đợt xét tuyển, nếu như không trúng tuyển, các thí sinh sẽ được rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển trong đợt tiếp theo. Thời gian kết thúc việc xét tuyển là ngày 31/10 đối với trường ĐH và 20/11 đối với trường CĐ.

Kì thi THPT quốc gia 2015 – Bắt đầu xét tuyển từ 1.8


Em Nguyễn Thị Hương Giang – học sinh Trường THTP Thái Phúc (Thái Thụy – Thái Bình) cho hay: “Năm nay, khi thi xong cả tháng mới được làm hồ sơ xét tuyển ĐH, sau đó phải chờ gần tháng nữa mới biết mình có đỗ ĐH không để làm thủ tục xét tuyển các đợt sau. Kéo dài như vậy sẽ khá căng thẳng cho học sinh chúng em”.

Khác với mọi năm, năm nay tất cả các trường ĐH nhận kết quả của kỳ thi THPT quốc gia đều sẽ tổ chức xét tuyển trong cùng một thời điểm và công bố điểm xét tuyển cũng như kết quả xét tuyển trong cùng một thời điểm do Bộ GDĐT quy định.


So với các năm trước, thì thí sinh sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia ngày 4/7 có gần 1 tháng để chuẩn bị cho việc làm hồ sơ xét tuyển ĐH-CĐ (thời điểm 20/8 các năm trước là lúc thí sinh trượt nguyện vọng 1 (NV1) bắt đầu làm hồ sơ xét tuyển NV2).

Cụ thể, từ ngày 1 đến 20/8, tất cả các trường ĐH – CĐ sẽ chính thức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt I của thí sinh. 5 ngày sau, kết quả trúng tuyển phải được công bố.


Văn bằng 2 luật tổng hợp

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Kẻ đâm vùng kín nữ sinh lĩnh án

Tin tức Pháp Luật | Văn bằng 2 đại học Luật
Theo cáo trạng của VKSND TP Huế, thì trong thời gian từ 23/9/2014 đến ngày 30/11/2014, ở các địa điểm như trường ĐH Khoa học Huế, ở Ký túc xá Đội Cung (trường ĐH Sư phạm Huế), ở số nhà 30 Trần Cao Vân, ở số nhà 11 Nguyễn Tri Phương và 50 Hùng Vương (TP Huế), ở Trần Hữu Phúc đã dùng thanh gỗ nhọn chuẩn bị sẵn để đâm vào vùng kín của 8 người phụ nữ. Trong đó, đã có 5 người bị thương với tổng tỷ lệ tổn hại đến sức khỏe là 11%. Các nạn nhân mà bị cáo chọn để tiến hành đâm bằng vật nhọn chủ yếu là những cô gái trẻ tuổi, và có ngoại hình xinh đẹp.

Kẻ đâm vùng kín nữ sinh lĩnh án

Đối tượng Phúc đã khiến nhiều nữ giới ở Huế hoang mang lo lắng mỗi khi ra đường, bởi vì Phúc thường lợi dụng lúc nạn nhân không đề phòng lấy vật nhọn đâm vào vùng kín của nạn nhân.
Theo tin tức nhận được, buổi chiều ngày 4/5, Tòa án nhân dân TP Huế đưa ra xét xử bị cáo Trần Hữu Phúc (sinh năm 1991, thường trú ở phường Phú Thuận, TP Huế) về tội "cố ý gây thương tích".

Kẻ gây ra hàng loạt vụ đâm vùng kín nữ sinh để "cho vui"

Ngày 23/9/2014, Phúc đến trường ĐH Khoa học Huế và đứng đợi tại chân cầu thang dãy nhà K. Khi thấy chị Nguyễn Thị Ph (SN 1991, quê Quảng Trị) đi lên, y liền đi theo rồi dùng thanh gỗ nhọn đâm 2 lần vào vùng kín rồi bỏ trốn. Chị Ph bị đa vết thương và được giám định có tỷ lệ tổn hại sức khỏe là 7%.
Liên tiếp sau đó, vào các ngày 24/9, ngày 25/9, ngày 26/10, ngày 28/11, và ngày 30/11, đối tượng này tiếp tục dùng vật nhọn để gây ra các vụ tiếp theo. Đối tượng đã dùng xe môtô của mình để di chuyển từ nhà đến nơi gây án.
Hơn 14h ngày 30/11, đối tượng điều khiển xe môtô nói trên chạy đến đường Hùng Vương. Đến số nhà 50, thì phát hiện thấy chị Đinh Thị Anh Đ (SN 1997, trú phường Vỹ Dạ, TP Huế) đang bán hàng thì Phúc giả vờ vào mua hàng. Lợi dụng lúc chị Đ không để ý, đối tượng Phúc đã dùng một vật nhọn đâm vào vùng kín rồi bỏ trốn. Và đến đầu giờ chiều cùng ngày thì Phúc bị CA TP Huế bắt giữ.
Được biết, ngay trong ngày bắt giữ Phúc cũng đã nhận được giấy báo trúng tuyển Học bổng đào tạo Thạc sỹ ở Singapore.
Kết thúc phiên tòa xét xử Tòa án nhân dân TP Huế tuyên phạt bị cáo Trần Hữu Phúc 18 tháng tù giam về tội cố ý gây thương tích.

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Xếp hạng 100 trường THPT top là không có cơ sở

Vài ngày nay trên một số trang tin, và các mạng xã hội đăng tải thông tin cho là thống kê của Trung tâm Tin học (Bộ GD&ĐT) về việc thứ hạng các trường cấp 3 (THPT) tốt nhất Việt Nam. Những thông tin này ngay lập tức nhận được sự chú ý của dư luận và được chia sẻ rầm rộ. Thế nhưng, sự thật không phải như vậy.

Xếp hạng 100 trường THPT top là không có cơ sở

Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) ông Quách Tuấn Ngọc khẳng định, 3 năm nay Cục không không công bố thống kê, hay xếp loại các trường THPT trong cả nước. 
Tuy vậy, ông Ngọc cũng cho biết, từ những năm trước đây khi còn áp dụng thi ba chung Đại học - Cao đẳng thì điểm thi đại học hết sức khách quan và độc lập.
Cục Công nghệ thông tin thời gian đó đã lấy điểm thống kê của các trường phổ thông để so sánh các trường với nhau dựa trên tỉ lệ học sinh đỗ CĐ - ĐH. Ở đây chỉ là góc độ xếp hạng theo điểm trung bình thống kê thi đại học chứ không gọi là xếp hạng các trường.
Còn việc thông tin một số trang mạng công bố top các trường cấp 3 tốt nhất Việt Nam thì Cục không thể làm được, vì nếu làm như vậy còn dựa vào rất nhiều tiêu chí.
“Xếp hạng các trường phổ thông của Cục Công nghệ thông tin chỉ là xếp hạng theo kỳ thi đại học,  thế nhưng theo kết quả kỳ thi này ít nhiều cũng phản ánh điều gì đó.

Xếp hạng 100 trường THPT tốp đầu thường là các trường chuyên

Tốp 100 trường phổ thông xếp đầu thường là tất cả các trường chuyên, các trường khó khăn sẽ rơi vào mức điểm thấp” ông Ngọc cho biết.
Cũng theo Cục trưởng Quách Tuấn Ngọc, sự việc có một số trang mạng công bố danh sách các trường tốt nhất Việt Nam là thông tin không chính thức, phía Cục Công nghệ thông tin không khẳng định như vậy.
Ông Ngọc còn cho biết, các trường phổ thông lọt vào tốp 100 theo xếp hạng điểm thi đa số là những trường tốt.
Trong thành phố Hồ Chí Minh có trường THPT Nguyễn Khuyến, khi tìm hiểu ông Ngọc khẳng định trường này đúng thực sự là chất lượng.
Hay như trường THPT Lương Thế Vinh ngoài Bắc,  thì trường này cũng được xếp hạng tương đương như trường THPT Chu Văn An (Hà Nội). 
Chia sẻ thêm về tỉnh có trường THPT xếp hạng theo tiêu chí mà Cục Công nghệ thông tin đưa ra thì năm 2014 vừa qua, thì  tỉnh Vĩnh Phúc nổi lên như một hiện tượng. 
Văn bằng 2 Luật tổng hợp

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Tuyển sinh văn bằng 2 Luật kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội

Thông Báo Tuyển Sinh Văn Bằng 2 Đại Học Luật Ngành Luật Kinh Tế Viện Đại Học Mở Hà Nội Năm 2015

Căn cứ Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về liên kết đào tạo trình độ TCCN, CĐ-ĐH; căn cứ quy chế tuyển sinh theo hình thức vừa học vừa làm số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/11/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Căn cứ quy định về đào tạo để cấp bằng đại học thứ 2 số 22/2001/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;



Căn cứ công văn số 2003/UBND-VX ngày 26/3/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc cho phép Trường Trung cấp Kinh tế – Kĩ thuật Phan Chu Trinh phối hợp với Viện ĐH Mở Hà Nội mở lớp đào tạo ĐH bằng thứ 2 hệ vừa học vừa làm ngành Luật Kinh tế năm 2015.

Căn cứ công văn số 06/CV-PCT ngày 2/2/2015 của trường Trung cấp Kinh tế – Kĩ thuật Phan Chu Trinh về việc đề nghị phối hợp với Viện ĐH Mở Hà Nội mở lớp đại học văn bằng 2 Luật Kinh tế hệ vừa học vừa làm năm 2015 tại Hà Nội.

Căn cứ chỉ tiê tuyển sinh đại học hệ VHVL năm 2015 của Viện đại học Mở Hà Nội đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt tại thông báo số 173/TB-BGD&ĐT ngày 01/4/2015. Viện đại học Mở Hà Nội thông báo tuyển sinh đào tạo văn bằng 2 Luật Luật kinh tế năm 2015 như sau:


Đối tượng tuyển sinh:

Mọi công dân Việt Nam có đủ các điều kiện dưới đây đều được đăng kí dự tuyển học bằng đại học thứ 2 ngành Luật kinh tế:

- Đã có bằng tốt nghiệp đại học không phân biệt loại hình đào tạo,

- Không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự,

- Nộp hồ sơ đầy đủ và đúng hạn hồ sơ đăng kí dự tuyển theo qui định của nhà trường.

- Có đủ sức khỏe để học tập theo qui định,

Hình thức tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh

1. Miễn thi với các trường hợp sau: Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui nhóm ngành Luật tại Viện ĐH Mở Hà Nội.

2. Hình thức thi tuyển: Những người không thuộc diện miễn thi phải thi hai môn thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương của ngành đào tạo thứ hai, cụ thể như sau:

Thí sinh đã tốt nghiệp đại học không phải chuyên ngành tiếng anh thi 2 môn: Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin, Tiếng Anh.

Thí sinh đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng anh thi 2 môn: Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin, Tư tưởng HCM.

Thời gian Đào tạo: 2,5 năm (tương ứng 5 học kì).

Thời gian phát hành và nhận hồ sơ tuyển sinh: Phát hành và nhận hồ sơ đến hết ngày 15/9/2015

Hồ sơ đăng kí dự thi văn bằng 2 Luật Kinh tế:

- Phiếu đăng kí dự thi theo mẫu
- 02 phong bì có dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ của thí sinh.
- Thời gian thi tuyển: Dự kiến 04/10/2015
- 04 ảnh chân dung cỡ 4×6
- Bản sao bằng + bảng điểm đại học có công chứng


Địa điểm phát hành và thu nhận hồ sơ văn bằng 2 Luật

Trường trung cấp Kinh tế – kỹ thuật Phan Chu Trinh số 101 Tô Vĩnh Diện – Thanh Xuân – Hà Nội.

Phòng tuyển sinh: Phòng 103 nhà B số 290 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại tư vấn: 0462.917.240 – 0912.405.305

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

5 Kỹ năng sống cha mẹ nên dạy con từ bé

Kỹ năng sống | Văn bằng 2 Đại học Luật Hà Nội

Mỗi bậc cha mẹ đều muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình, hơn hết ai hết, các bậc cha mẹ luôn muốn nuôi dạy con mình trưởng thành đúng cách nhất. 5 kỹ năng sống cha mẹ nên dạy con từ bé dưới đây sẽ là những kỹ năng cần thiết giúp con bạn có thể vững vàng bước đi và trở thành một con người có trách nhiệm, và biết tôn trọng mọi người và trở thành người có ích cho xã hội.


Dạy trẻ suy nghĩ một cách tích cực và nhìn về “mặt tích cực” của cuộc sống

Cuộc sống của chúng ta không phải chỉ là ánh nắng mặt trời và cầu vồng đẹp đẽ, và cũng không hoàn toàn là đen tối. Cuộc sống là sự kết hợp của những điều tốt và xấu. Nếu như bạn biết cách tập trung vào những mặt tích cực của cuộc sống nhiều hơn là tiêu cực, thì cuộc sống của bạn tự nhiên sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Bởi vậy, hãy khuyến khích con bạn tư duy một cách tích cực.

Dạy trẻ biết thể hiện lòng tốt và giúp đỡ người khác khi có thể

Thể hiện lòng tốt một cách bất ngờ không chỉ là một điều ngọt ngào nên làm mà còn là cách dễ nhất để trẻ có thể “chạm” vào cuộc sống. Hãy khuyến khích trẻ thể hiện lòng tốt giúp đỡ người khác bất cứ khi nào có thể. Sẽ giúp con bạn có được lòng từ bi, giúp chúng hiểu được sự khác biệt giữa những cái mà chúng muốn và những nhu cầu trong cuộc sống.

Dạy trẻ đánh răng, giữ vệ sinh sạch sẽ, và gọn gàng

Sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gang là một trong những kỹ năng sống cơ bản cần dạy cho trẻ nhỏ. Trẻ em cần phải học cách đánh răng và súc miệng sạch sẽ. Bạn hãy khen ngợi hay thưởng cho trẻ khi chúng biết cách giữ vệ sinh sạch sẽ và có lối sống lành mạnh, gồm cả ăn uống, cho tới vệ sinh cá nhân và tập thể dục thường xuyên. Trẻ sạch sẽ, khỏe mạnh và hạnh phúc thì tất cả mọi người sẽ hạnh phúc.

Dạy trẻ em bảo vệ môi trường và chăm sóc động vật

Cha mẹ phải dạy cho trẻ rằng tất cả chúng ta chỉ có duy nhất một hành tinh để sinh sống. Vì vậy, tất cả chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc cho nó. Điều này có nghĩa là tất cả mọi người bảo gồm cả bạn và đứa trẻ phải có trách nhiệm chăm sóc cây trồng, và vật nuôi và môi trường tự nhiên xung quanh mình. Ngay từ bây giờ, bạn hay để trẻ “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” để bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.

Dạy con biết yêu thương vô điều kiện

Tình yêu là khởi đầu của tất cả. Nếu như không có tình yêu, thì tất cả mọi thứ đều có thể sụp đổ. Chính vì thế, bạn hãy dạy trẻ biết yêu bản thân mình và những người khác, không phải vì những gì họ làm, cũng phải vì họ là ai. Và khi trẻ đủ tuổi, hãy dạy cho trẻ biết tầm quan trọng của việc yêu thương vô điều kiện đối với “một nửa” của họ và cách thực hành tình dục an toàn. Nghe thì có vẻ khó chịu, nhưng đừng quên dạy trẻ cách nhận biết và nói “Không!” với những người muốn lợi dụng chúng.


Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Thực trạng cử nhân thất nghiệp ngày càng tăng cao

Chuyên mục Kỹ năng sống | Chuyên trang tuyển sinh văn bằng 2 đại học Luật.

Theo báo cáo của Chính phủ cho hay, trong giai đoạn 2011-2014, số lượng lao động trình độ ĐH, CĐ có việc làm tăng lên qua các năm. Thế nhưng, thời gian qua số lao động có trình độ ĐH,CĐ trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp tăng cao so với số tốt nghiệp và có việc làm. Trong năm 2014, số lượng lao động có trình độ ĐH,CĐ thất nghiệp tăng gấp đôi so với năm 2010. Sáng ngày 24/4, tại TP Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 8 với nội dung trọng tâm là nghe Chính phủ giải trình về việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học và vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.


Cử nhân CĐ,ĐH thất nghiệp ngày càng tăng trách nhiệm do đâu?


Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết thêm: Dựa trên cơ sở quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã dừng tiếp nhận hồ sơ nâng cấp, và thành lập mới các trường CĐ,ĐH từ năm 2014 đến 2015; và dừng mở ngành đào tạo kinh tế, ngành kế toán, ngành tài chính ngân hàng ở khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời mở thêm một số ngành mới như an ninh mạng, ngành năng lượng nguyên tử, ngành thương mại điện tử…

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa thẳng thắn nhận trách nhiệm trong vấn đề này và cho hay, Bộ mới chỉ làm được dự báo nhu cầu thị trường lao động việc làm trong ngắn hạn chứ chưa dự báo dài hạn.

Trăn trở thực trạng cử nhân thất nghiệp ngày càng tăng


Trăn trở về tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm có xu hướng tăng cao hiện nay, các đại biểu cho rằng, có một nguyên nhân rất lớn là do công tác dự báo phát triển nguồn nhân lực cũng như hệ thống thông tin về thị trường lao động, những dự báo nhu cầu việc làm còn bất cập. Nói cách khác, đã chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa dự báo nhu cầu và thực tế đào tạo.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, của đoàn Kiên Giang đề nghị: Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giải trình làm rõ trách nhiệm và có giải pháp như thế nào trong thời gian tới.


Thành lập Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng nhân lực để điều tra, và phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực.

Cũng tại phiên giải trình này, đại biểu Nguyễn Xuân Thủy, của đoàn Phú Thọ và Nguyễn Xuân Trường, của đoàn Hải Phòng đề nghị làm rõ nguyên nhân của những chậm trễ trong việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học và một số bất cập trong các văn bản đã ban hành.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định: Sắp tới, Bộ sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ soạn thảo để ban hành dứt điểm các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đồng thời rà soát để sửa đổi, và bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản có liên quan cho phù hợp với Luật giáo đục dại học.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Chính thức cởi trói cho đào tạo liên thông chính quy

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư sửa đổi, và bổ sung một số điều của quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH sáng ngày 21/4. Theo đó, Bộ chính thức bỏ quy định liên thông chính quy phải thi chung với kì thi quốc gia. Nội dung Thông tư sửa đổi, và bổ sung một số điều của quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ,ĐH mới mà Bộ Giáo dục vừa ban hành là một bước ngoặt quan trọng khắc phục những điểm chưa hợp lý khiến nhiều trường trung cấp, và cao đẳng không tuyển sinh được của Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/ 2012. Bởi vì, trong Thông tư 55 quy định tuyển sinh liên thông CĐ, ĐH chính quy bắt buộc phải thi cùng với kì thi quốc gia gây rất nhiều khó khăn cho thí sinh | Văn bằng 2 đại học Luật tổng hợp và đưa tin.


Bộ sẽ quản lý bằng cách siết chặt chỉ tiêu đào tạo liên thông chính quy

Các trường có quyết định cho phép mở ngành đào tạo và đã có ít nhất 3 khóa tuyển sinh theo hình thức đào tạo chính quy đối với ngành dự kiến đào tạo liên thông.

Thông tư mới yêu cầu, những người tốt nghiệp trung cấp nghề, hay cao đẳng nghề nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy được xác định hằng năm cho từng ngành đào tạo, sẽ không vượt quá 15 % chỉ tiêu chính quy của ngành đối với các ngành về khoa học sức khỏe và không vượt quá 20 % chỉ tiêu chính quy của ngành đối với các ngành khác.

Chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy của cơ sở giáo dục đại học; còn chỉ tiêu tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học của cơ sở giáo dục đại học.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 6 năm 2015.

Liên thông chính qui sẽ được tổ chức tuyển sinh tối đa 2 lần/năm

Theo nội dung Thông tư sửa đổi, thì tuyển sinh liên thông có thể được thực hiện tối đa 2 lần trong một năm theo các phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển. Các cơ sở giáo dục đại học xây dựng và ban hành Quy chế tuyển sinh liên thông.

Cơ sở giáo dục đại học tự ra đề thi và tổ chức thi tuyển. Môn thi tuyển gồm: các môn cơ bản, các môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề. Các cơ sở giáo dục đại học công bố công khai các môn thi trong thông báo tuyển sinh trước kỳ thi 3 tháng.

Quy chế tuyển sinh liên thông của cơ sở giáo dục đại học không trái với các quy định tại Thông tư này, trái với Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia, và Quy chế tuyển sinh CĐ,ĐH hệ chính quy (đối với tuyển sinh liên thông chính quy) hoặc Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học (đối với tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học).



Kết quả thi mỗi môn phải đạt 5 điểm trở lên

Bộ Giáo dục yêu cầu các trường phải thực hiện ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: Theo đó, điểm mỗi môn thi phải đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

Các trường xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Trong đó, tổ hợp các môn xét tuyển vào ngành đào tạo liên thông phải cùng tổ hợp các môn xét tuyển vào ngành tương ứng của hệ đào tạo chính quy do cơ sở giáo dục đại học công bố.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào CĐ,ĐH của thí sinh liên thông không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào CĐ,ĐH tương ứng của thí sinh hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

Xác định thí sinh trúng tuyển, trường căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định trên. Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh CĐ,ĐH hệ chính quy đối với tuyển sinh liên thông chính quy hoặc theo Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học đối với tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học.

Xác định thí sinh trúng tuyển, căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào quy định. Cơ sở giáo dục đại học tổ chức xét tuyển liên thông chính quy theo Quy chế tuyển sinh CĐ,ĐH hệ chính quy hiện hành.

Sẽ không bảo lưu kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia trong xét tuyển thí sinh liên thông.

Page Văn bằng 2 Luật tổng hợp

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Xét nguyện vọng CĐ - ĐH 2015 những điều bạn nên biết


Một điểm quan trọng mà thí sinh tham dự xét tuyển vào ĐH - CĐ 2015 lưu ý là, đã trúng tuyển nguyện vọng 1, thí sinh không được đăng kí ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung mặc dù thí sinh có tới 16 nguyện vọng xét tuyển. Tuyển sinh 2015, Bộ GD&ĐT quy định, học sinh chỉ được sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển đợt 1 đăng ký vào 1 trường ĐH -CĐ. Và Mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.

Xét NV CĐ-ĐH  2015 Thí sinh được rút hồ sơ trong 20 ngày xét tuyển

Trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng 1, học sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác. Những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1, sẽ không được đăng kí ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Thí sinh có thể dùng đồng thời 3 giấy chứng nhận kết quả thi dành cho xét tuyển nguyện vọng bổ sung để đăng ký tối đa vào 3 trường, và mỗi trường được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.

Trong thời gian của từng đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được rút hồ sơ. Sau mỗi đợt xét tuyển, nếu không trúng tuyển thí sinh được rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo.

Cách đăng kí xét tuyển CĐ - ĐH năm 2015

Về cách đăng ký xét tuyển để tận dụng 16 nguyện vọng vào ĐH? Ông Trần Văn Nghĩa cho hay rằng phương án tối ưu là các em cố gắng chỉ cần dùng 1 nguyện vọng là đã trúng tuyển. Theo dự kiến, thì phần lớn các chỉ tiêu sẽ được xét tuyển ở đợt 1. Và để có thể trúng tuyển được ngay trong đợt 1, thí sinh phải cân nhắc chọn trường, chọn ngành phù hợp với sở trường của mình, cũng đồng thời phù hợp với kết quả thi của mình. Dựa vào điểm trúng tuyển các ngành những năm trước kia là thông tin quan trọng để các em cân nhắc khi đăng ký xét tuyển.

Lãnh đạo Cục Khảo thí cũng lưu ý với thí sinh về bảng mã các trường THPT kỳ thi THPT quốc gia năm nay, vì danh mục các trường phổ thông đưa lên mạng có thể thay đổi hàng ngày. Vì quyền thay đổi ở các Sở GD&ĐT trên hệ thống phần mềm quản lý thi quốc gia, chứ không phải Bộ GD&ĐT quy định cứng.

Page Văn bằng 2 Luật tổng hợp