Xét tuyển văn bằng 2 đại học luật học Hà Nội

Căn cứ vào nhu cầu của đội ngũ cán bộ viên chức TP Hà Nội về học đại học ngành Luật - Nghề Luật.

Xét Tuyển văn bằng 2 đại học luật năm 2015

THÔNG BÁO TUYỂN SINH VĂN BẰNG 2 ĐẠI HỌC LUẬT XÉT TUYỂN NĂM 2015

Học luật - Lo gì thất nghiệp?

Tại sao hiện nay sinh viên ra trường lại thất nghiệp nhiều đến vậy? Học nghề luật ra liệu có dễ xin việc? Nghề luật ra trường làm những công việc gì? Trước đây em đã học đại học ngành khác không biết có được học hệ văn bằng 2 đại học luật? Học văn bằng 2 luật ở đâu thì tốt? Hồ sơ học văn bằng 2 đại học luật gồm những gì?

Học Luật ra trường làm những công việc gì?

Học luật, cụ thể là học đại học luật, trung cấp luật, văn bằng 2 đại học luật ra trường sẽ làm những công việc gì? Học luật cơ hội việc làm trong tương lai có lớn không?

Nghề luật - những điều bạn chưa biết

Nếu bạn đang quan tâm và đang nuôi mơ ước trở thành một luật gia, nếu bạn có ước mơ trở thành luật sư, nếu bạn muốn theo nghềLuật. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp mà mình đang hướng tới!

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Người ngoại tỉnh phải có bằng giỏi mới được thi công chức tại Hà Nội

Mới đây ngày 14.1, UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt chỉ tiêu và ban hành Kế hoạch thi tuyển công chức làm việc tại sở, cơ quan ngang sở, UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2015. Theo đó, những người không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, muốn thi tuyển công chức phải có bằng Thạc sĩ hoặc bằng tốt nghiệp đại học công lập, hệ chính quy loại giỏi, tuổi đời dưới 30 tuổi.

Bạn đọc xem thêm thông tin tuyển sinh xét tuyển văn bằng 2 luật, thông tin nghề luật, trung cấp luật tại page: vanbang2daihocluat.com



Theo nghị quyết HĐND TP phê duyệt tổng mức biên chế hành chính năm 2014 là 10.877 biên chế, trong đó chủ yếu là biên chế công chức với hơn 9 nghìn trường hợp. Đối với số lượng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội duyệt hơn 147 nghìn biên chế, trong đó có hơn 10 nghìn chỉ tiêu lao động hợp đồng. Cho lên năm nay điều kiện để được thi công chức và có công việc ổn định tại Hà Nội sẽ khó khăn hơn những năm trước rất nhiều, cụ thể là:

Trường hợp người đăng kí dự tuyển không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội

Những thí sinh không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, muốn thi tuyển công chức phải có ít nhất một trong các điều kiện như: Có bằng Tiến sĩ tuổi đời dưới 35 tuổi; Tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước; Tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài; Có bằng Thạc sĩ hoặc bằng tốt nghiệp đại học công lập, hệ chính quy loại giỏi, tuổi đời dưới 30 tuổi.

Trường hợp có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội

Người đăng kí dự thi phải có đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự thi tuyển công chức như sau; đủ 18 tuổi trở lên; có đơn dự tuyển, lý lịch rõ ràng.

Đã có văn bằng tốt nghiệp, chứng chỉ phù hợp với vị trí cần tuyển. Người đăng ký dự tuyển vào ngạch chuyên viên phải có trình độ đại học trở lên, đúng ngành hoặc chuyên ngành cần tuyển.

Theo Quyết định, năm 2015, năm nay thành phố sẽ tuyển 560 chỉ tiêu công chức, trong đó có 272 chỉ tiêu khối sở, ban, ngành và 288 chỉ tiêu khối quận huyện.

UBND Thành phố Hà Nội giao các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã thông báo công khai, đúng thời gian, đầy đủ các nội dung tại trụ sở của đơn vị: chỉ tiêu, điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển; nội dung, hình thức thi tuyển; thời gian, địa điểm nhận hồ sơ theo quy định; thời gian, địa điểm tổ chức ôn tập theo hướng dẫn của Hội đồng thi tuyển; Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, thu lệ phí dự thi đối với thí sinh dự tuyển theo thời gian quy định của Hội đồng thi tuyển; tổng hợp, nộp lệ phí dự tuyển về Sở Nội vụ;

Xét duyệt hồ sơ của người dự tuyển đảm bảo đúng điều kiện, tiêu chuẩn theo Quy định và Kế hoạch thi tuyển công chức năm 2015; thông báo công khai những người đủ, không đủ đỉều kiện, tiêu chuẩn; hoàn trả hồ sơ, lệ phí đối với người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển; giải quyết khiếu nại tố cáo trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt người đủ điều kiện đăng ký dự tuyển.

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Bị tạm giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông?

Những ngày qua có rất nhiều câu hỏi được bạn đọc gần xa gửi về cho chuyên mục “Luật giao thông” của page văn bằng 2 đại học luật Hà Nội, tuy nhiên do số lượng câu hỏi khá nhiều lên BQT page sẽ ưu tiên trả lời những câu hỏi cho những lỗi cơ bản mà mọi người hay mắc nhất. kỳ này page văn bằng 2 đại học luật xin được trả lời 2 câu hỏi của độc giả Thiều Quang Cường về việc bị tạm giữ giấy phép lái xe (GPLX) có được tham gia giao thông hay không? Và anh Phùng Minh Quân về thủ tục làm lại giấy tờ xe.


Câu hỏi số 1

Trong mail gửi đến  page anh Phùng Minh Quân ngụ tại Huyện  Hoài Đức, Tp Hà Nội có hỏi:
Cách đây không lâu khi đang chạy xe trên đường do bất cẩn tôi đã đánh rơi chiếc ví trong đó có giấy chứng nhận đăng ký xe mang tên tôi, bây giờ tôi muốn làm lại thì cần những giấy tờ gì và các thủ tục để làm lại như thế nào?

Câu hỏi số 2

Anh Thiều Quang Cường có gửi câu hỏi: Ngày 09 tháng 01 vừa qua tôi có điều khiển xe máy lưu thông trên Quốc lộ 1A từ thị trấn Thường Tín lên Hà Nội, khi qua địa phận huyện Ngọc Hồi thì bị các đồng chí CSGT dừng xe và thông báo lỗi vi phạm của tôi là chạy quá tốc độ quy định, tôi bị tạm giữ giấy phép lái xe và hẹn ngày 15 tháng 1 đến cơ quan Công an để giải quyết, vậy cho tôi hỏi: tôi có thể điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường được nữa không khi giấy phép của tôi đã bị giữ?

Trả lời câu hỏi của anh Cường:

 Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ trong luật giao thông.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Nghị định 171/NĐ-CP năm 2013 của Chính phủ quy định về việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm các quy định khi tham gia giao thông .

Như vậy trong trường hợp như anh đã nêu trên, trong thời gian trước ngày hẹn thì anh vẫn có quyền điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường và trong thời gian này anh phải lên trụ sở cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc, nếu sau ngày hẹn ghi trong biên bản anh vẫn chưa giải quyết vụ việc mà tiếp tục điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường thì sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Trả lời câu hỏi của bạn Quân:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 15/2014/TT-BCA Quy định về đăng ký xe thì “trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe bị mất thì thời gian xác minh và hoàn thành thủ tục không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.

Trong trường hợp giấy Chứng nhận đăng ký xe của bạn bị mất thì đầu tiên bạn phải làm đơn báo mất có xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn cư trú.

Sau đó bạn mang đơn báo mất đến trụ sở cơ quan công an nơi bạn đăng ký thường trú để nộp và điền đầy đủ thông tin vào giấy khai đăng ký xe.
Cán bộ làm công tác đăng ký sau khi tiếp nhận đơn báo mất và giấy khai đăng ký xe của bạn sẽ có nhiệm vụ tiến hành kiểm tra, nếu đúng xe của bạn đã đăng ký tại địa phương thì sẽ tiến hành cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe cho bạn.

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Luật giao thông - Những lỗi cơ bản mà bạn lên biết

Kiến thức về luật giao thông? Những lỗi cơ bản mà bạn thường hay mắc phải khi tham gia giao thông? Khung hình phạt cho các lỗi cơ bản là bao nhiêu? Những mẹo nhỏ khi vi phạm luật giao thông có thể giúp bạn “thoát hiểm” một cách nhanh nhất? Đáp ứng nhu cầu của mọi người về những vấn đề trên page văn bằng 2 đại học luật sẽ đưa ra những tình huống vi phạm và khung hình phạt chia thành nhiều kỳ, các bạn có thắc mắc về luật giao thông hoặc cung cấp những “mẹo” xử lí khi vi phạm luật giao thông xin gửi về BQT page văn bằng 2 đại học luật hoặc có thể coment ngay phía dưới bài viết.


Câu hỏi số 1:

Trả lời câu hỏi: Theo quy định mới, hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông khi thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ cho cảnh sát giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trước đây Nghị định số 34/2010/NĐ-CP và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP có quy định về hành vi này nhưng hiện nay thì Nghị định 171/2013/NĐ-CP không còn quy định nữa mà hành vi này được quy định tại điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể như sau:

” Điều 20: Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

4. Hình thức xử phạt bổ sung học luật:
Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.”

Câu hỏi số 2:

Trường hợp anh Cường quê Nam Định có gửi tới page: “Tôi đi xe máy và bị Cảnh sát giao thông xử phạt 300.000 đồng vì vi phạm xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định. Cho tôi hỏi về quy định xếp hàng hóa trên xe máy là như thế nào? Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt ra sao?”

Đối với trường hợp của bạn, tại Khoản 4 Điều 8 Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ có quy định như sau:

” Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác ” bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

” Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,30 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,50 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0 mét.”
Về chế tài xử phạt, tại Điểm k Khoản 4 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định:

Về mức tiền phạt cụ thể, tại Khoản 4 Điều 23, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:

” Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.”

Như vậy, nếu hành vi của bạn vi phạm quy định trên thì bạn bị phạt tiền với mức phạt như vậy là đúng quy định của pháp luật.

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Học luật ra trường làm những công việc gì?

Học luật, cụ thể là học đại học luật, trung cấp luật, văn bằng 2 đại học luật ra trường sẽ làm những công việc gì? Học luật cơ hội việc làm trong tương lai có lớn không? Học luật có thất nghiệp sau khi ra trường như thực trạng nhiều ngành khác hiện nay? Học luật có phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước? Trên đây là những câu hỏi mà rất nhiều bạn yêu thích nghề luật thắc mắc.

Thực tế hiện nay, học Luật ra trường không phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề và đơn vị khác nhau. Nhiều bạn nghĩ học Luật chỉ ra làm luật sư là không đúng.
Cơ hội việc làm của nghề luật là rất lớn, không phải học Luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong ngành công an. Hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo… Nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn. Khi trúng tuyển vào ĐH luật thí sinh có thể lựa chọn những ngành học phù hợp: Luật thương mại, Luật dân sự, Luật quốc tế, Luật hình sự…

Ngành Luật dân sự

Trang bị cho sinh viên những kiến thức về chuyên ngành Luật Dân sự như: Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp . . .
Tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật, Toà dân sự, Viện kiểm sát nhân dân, hoặc trở thành luật sư chuyên về dân sự như trang chấp nợ, đất đai, tranh chấp tài sản, hôn nhân gia đình…; làm ở các Phòng, Sở tư Pháp, cơ quan Công an, các Trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình, các đơn vị kinh doanh bất động sản, bộ phận pháp luật ở ngân hàng

Ngành Luật hành chính

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo …

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm chuyên viên ở các Ủy ban nhân dân phường xã, các Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc cấp tỉnh, hoặc cơ quan khác như: Hải quan, cơ quan thuế, các cửa khẩu, sân bay. Bạn cũng có thể làm ở các Toà hành chính, Viện kiểm sát nhân dân, trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực hành chính hoặc làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật

Ngành Luật thương mại

Trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường.

Sinh viên tốt nghiệp Khoa Luật thương mại có thể làm cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Sở Thương mại, Cục hải quan, Sở kế hoạch – Đầu tư…Hoặc làm chuyên viên ơ các cơ quan cấp huyện như Ủy ban Nhân dân, Phòng Kinh tế, Phòng thuế. Hoặc cũng có thể công tác ở các Toà án kinh tế, Viên Kiểm sát hoặc trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực kinh tế thương mại.

Ngành Luật quốc tế

Ðào tạo 3 khối kiến thức cơ bản: Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật Thương mại quốc tế. Mục tiêu đào tạo là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài…

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ quan nhà nước như Bộ, Sở Tư Pháp, cơ quan ngoại giao, các sứ quán Việt Nam tại nước ngoài; hoặc có thể làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt nam, các cơ quan quốc tế, các công ty tư vấn pháp luật.

Ngành Luật hình sự

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở Toà án, Viện kiểm sát nhân dân, các Phòng, Sở Tư Pháp, cơ quan Công an, hoặc trở thành luật sư, chuyên viên tư vấn trong lãnh vực hình sự. Một số cơ quan khác cũng cần sinh viên ngành này như: các trung tâm hỗ trợ pháp lý, các chi cục phòng chống tệ nạn…


Ngành Quản trị – luật

Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức hiện đại về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn. Sinh viên ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết các vấn đề quản trị và các vấn đề có liên quan đến các yếu tố pháp lý. Đây là ngành học mới được đào tạo duy nhất tại Đại học Luật TP.HCM. Sinh viên ngành này ra trường có thể làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi kiến thức tổng hợp quản trị và luật như: dịch vụ công, thương mại quốc tế, quản trị doanh nghiệp, tài chính, tư vấn quản trị, tư vấn kinh doanh… Ngành Quản trị – Luật không tuyển khối C. Khối A: 17, khối D: 15,5 điểm (2009).

Sinh viên trúng tuyển vào trường ĐH Luật TPHCM trong kì thi quốc gia mà thuộc khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn sẽ được miễn học phí theo qui định. Ngoài ra nếu gia đình sinh viên thuộc diện hộ nghèo được giảm 50% học phí và hộ đói được miễn học phí 100%. Sinh viên thuộc diện khó khăn vượt khó học tập được hưởng học bổng chính sách theo qui định của Nhà nước. Ngoài ra sinh viên thuộc diện này nếu có kết quả học tập loại giỏi sẽ được xét hưởng học bổng do các tổ chức, cá nhân ngoài trường tài trợ.

Ngành Luật kinh doanh

Học văn bằng 2 đại học luật chuyên ngành luật kinh doanh, sẽ được đào tạo thành cử nhân luật có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý; có kỹ năng chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, đồng thời có kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị kinh doanh, đủ khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế của Việt Nam.

Sinh viên được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp như: tư vấn, phát triển doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, thực hiện chức năng của chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; có thể độc lập đưa ra các đề xuất giải quyết các tình huống pháp lý trong kinh doanh, nắm vững các thao tác nghiệp vụ khi doanh nghiệp tham gia vào các vụ tố tụng phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các Toà kinh tế thuộc hệ thống Toà án nhân dân, các Trung tâm trọng tài thương mại, các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý.

Mỗi tỉnh lên có 2 cụm thi trong kì thi quốc gia năm nay

Xuốt thời gian qua chủ đề về “kì thi quốc gia” vẫn luôn là chủ đề nóng, góp ý cho dự thảo Quy chế kỳ thi THPT- Đại học quốc gia 2015, nhiều chuyên gia nhấn mạnh đến việc tổ chức số lượng cụm thi trên cả nước. Theo các chuyên gia và cán bộ quản lý giáo dục, việc tổ chức 34 cụm thi của kỳ thi quốc gia 2015 trên cả nước là không hợp lý. Nhiều chuyên gia giáo dục tiếp tục đề xuất nâng số lượng cụm thi của kỳ thi THPT quốc gia 2015 để các thí sinh không phải đi lại hàng trăm km để dự thi.



Vẫn tiếp tục góp ý cho dự thảo Quy chế kỳ thi quốc gia 2015, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng cần thiết phải tạo điều kiện cho những thí sinh ở những vùng khó, đặc biệt cần quan tâm đến an toàn giao thông khi các em tham dự kỳ thi.

“Nếu 2 tỉnh mới có một cụm thi thì căng lắm, các em sẽ phải đi xa lắm. Nếu các em thí sinh phải đi hàng trăm km mới được dự thi thì mệt lắm”, PGS Văn Như Cương bày tỏ.

Theo thầy Cương, Bộ GD-ĐT cần có quy định các thí sinh được tự do đăng ký địa điểm dự thi được miễn là gần với nơi cư trú, học tập của thí sinh.

“Ví dụ một thí sinh ở Hà Tĩnh nhưng lại gần sát với TP. Vinh (Nghệ An) thì có thể lên TP Vinh dự thi thay vì phải xuống tận TP Hà Tĩnh dự thi cách đó hàng trăm km”.

Đối với các tỉnh miền núi địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, Bộ GD-ĐT có thể bố trí cho các em dự thi tại các trường dân tộc nội trú ở trung tâm huyện. Việc này sẽ khiến cho học sinh không phải đi quá xa và ở trung tâm huyện cũng có các điều kiện về cơ sở vật chất để đảm bảo cho kỳ thi được diễn ra thành công.

Trong dự thảo Quy chế tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2015, Bộ GD-ĐT dường như vẫn chưa tính đến các điều kiện đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất và điều kiện ăn ở cho thí sinh và người nhà.
“Bộ cũng nên tính tới việc trợ cấp cho thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia ở các khu vực miền núi khó khăn. Đó là khoản kinh phí tương đối lớn với thí sinh ở các khu vực vùng sâu, vùng sa”, PGS Văn Như Cương đề xuất.

Cũng có cùng quan điểm nêu trên, PGS.TS Bùi Duy Cam – Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) cho rằng về bản chất, đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả của kỳ thi là để xét tốt nghiệp đồng thời cũng là căn cứ để các trường đại học, cao đẳng xét tuyển.

Việc các trường đại học, cao đẳng có sử dụng kết quả này như thế nào lại tùy vào phương án của từng trường. Đây không phải là kỳ thi của các trường đại học nhằm tuyển thí sinh.

Bên cạnh đó, PGS.TS Bùi Duy Cam cần phải “phân vai” cụ thể cho các trường đại học lớn đang đặt tại TP Hà Nội và TP.HCM.

PGS Bùi Duy Cam cũng đề nghị, cách bố trí địa điểm thi của thí sinh cần phù hợp với điều kiện địa lý, để học sinh phải đi thi với quãng đường ngắn nhất có thể.

Theo ý kiến của các chuyên gia đề xuất thì mỗi tỉnh lên có 2 cụm thi


Góp ý cho việc tổ chức cụm thi, PGS Văn Như Cương (nguyên Hiệu trưởng THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) cho biết phản đối việc hình thành ra 2 loại cụm thi và việc chỉ còn 1 loại cụm thi do các trường đại học tổ chức là rất hợp lý.

“Nếu phân loại ra cụm thi chỉ cho thí sinh có nhu cầu tốt nghiệp có thể thi ở địa phương, thậm chí những thí sinh chỉ có nhu cầu tốt nghiệp được thi tại trường đang học sẽ tạo ra sự bất bình đẳng.

Như vậy sẽ xảy ra tình trạng 2 em học sinh ở cùng làng nhưng có em chỉ cần thi ngay gần nhà, nhưng có em sẽ phải đi hàng trăm km để tham gia các cụm thi liên tỉnh”, PGS Văn Như Cương nêu ý kiến.

Vì vậy, PGS Cương cho rằng để đảm bảo công bằng, tất cả các em tham dự vào kỳ thi THPT quốc gia cần phải được tổ chức thi tại một cụm thi do các trường đại học chủ trì.

PGS Văn Như Cương cho rằng việc nâng số lượng cụm thi sẽ gây khó khăn cho Bộ GD-ĐT nhưng có lợi cho thí sinh thì vẫn cần phải thực hiện.

Nguyên Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh cũng tỏ ra băn khoăn: “Nếu để các cụm thi lẻ do địa phương tổ chức cho những thí sinh chỉ có nhu cầu tốt nghiệp thì xã hội sẽ nghi ngờ tính trung thực của kỳ thi. Liệu ở những cụm thi đó có phải lập ra để “tháo khóa” cho các em đỗ hết tốt nghiệp. Không nên phân biệt cụm thi chỉ dành cho học sinh có nhu cầu tốt nghiệp hoặc có cả nhu cầu tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng”.

Bên cạnh đó, việc phải di chuyển hàng trăm km sẽ khiến nhiều gia đình gặp khó khăn trong việc đi lại, ăn ở cho thí sinh và người nhà.

Trao đổi với pv, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết sau khi đưa dự thảo Quy chế kỳ thi THPT Quốc gia 2015 đã có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, các giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục góp ý cho Bộ GD-ĐT.

Hiện tại, Cục khảo thí sẽ tiếp tục tiếp thu các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, sau đó sẽ tổng hợp lại, báo cáo lãnh đạo Bộ GD-ĐT xem xét và quyết định cuối cùng.

Phương án cuối cùng dù có khó khăn cho Bộ nhưng có lợi cho thí sinh vẫn phải làm
phuong-an-thi-tot-nghiep-nam-2015

“Phương án nào khả thi, có lợi cho thí sinh, đảm bảo công bằng cho học sinh và đỡ tốn kém thì Bộ GD-ĐT sẽ làm. Việc đổi mới kỳ thi chính là hướng tới những mục tiêu đó. Bộ vẫn cố gắng để làm tốt hơn”.

Vì vậy, PGS Cương đề xuất mỗi tỉnh có thể có từ 1-2 cụm thi tùy theo diện tích của từng tỉnh. Những tỉnh thành phố nhỏ có thể chỉ cần 1 cụm thi đặt tại trung tâm tỉnh nhưng với những thành phố lớn, dân cư đông thì cần bố trí 2 cụm thi để để học sinh không phải đi lại vất vả.

“Đối với những tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nghệ An… có thể tổ chức 3-4 cụm thi do số lượng học sinh đăng ký dự thi lớn”, PGS Văn Như Cương đề xuất.


Bạn đọc xem thêm thông tin tuyển sinh học văn bằng 2 đại học luật, tại chức luật, trung cấp luật tại page: vanbang2daihocluat.com

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Khát Vọng Đại Học và Ác Mộng Thất Nghiệp

Theo thống kê, cả nước đã có 60.340 doanh nghiệp gặp khó khăn, phải thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động hoặc phá sản, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2013, đã làm cho hàng trăm ngàn lao động bị mất việc làm hoặc không có việc làm thường xuyên.

Tình trạng mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng lao động khá nghiêm trọng: Có tới hơn 750 ngàn người có trình độ CĐ, ĐH không tìm được việc làm phù hợp hoặc phải làm các nghề không đúng với trình độ được đào tạo; hơn 147 ngàn người trình độ ĐH trở lên bị thất nghiệp. Đời sống văn hóa, tinh thần vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các KCN, KCX, các địa phương có đông công nhân, lao động nhập cư. Còn trước đó theo bản tin thị trường lao động Việt Nam số 3 được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) công bố chiều 3/9/2014 tại Hà Nội đã cho thấy, “bức tranh” thị trường lao động 9 tháng đầu năm với rất nhiều vấn đề phức tạp.

Có thể coi, năm 2014 là năm mà tỷ lệ thất nghiệp của cử nhân cao đẳng, đại học và trên đại học vẫn ở mức báo động.

Cơ cấu nguồn nhân lực: Hai mảng sáng – tối

Ngày 25/12/2014, thông tin từ Hội nghị Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, do Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng phát ngôn thì tình hình lao động, việc làm của người lao động năm 2014 còn gặp nhiều khó khăn.

Cũng theo thống kê của cơ quan này thì quý I năm 2014, cả nước có tới 162.000 lao động có trình độ đại học và trên đại học thất nghiệp.

Sang quý II của năm, con số này có giảm đôi chút khi cả nước có 147.000 lao động có trình độ đại học trở lên thất nghiệp trong tổng số hơn 871.000 người trong độ tuổi lao động thất nghiệp (số liệu làm tròn).

Tính tới quý III, số lao động này bị thất nghiệp tiếp tục giảm. Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ LĐ,TB&XH cho biết: “Số lao động trình độ đại học trở lên thất nghiệp trong quý III giảm 15.400 người so với quý I/2014″.

Tuy nhiên, số lao động có trình độ thất nghiệp giảm là do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một nguyên nhân quan trọng được vị Viện trưởng này đưa ra là nhiều cử nhân do không kiếm được việc làm đã chấp nhận làm những việc không đúng trình độ, làm nghề phụ.

Cũng theo thống kê, tuy số cử nhân đại học thất nghiệp giảm nhưng lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp lại gia tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy vậy, giải pháp việc làm cho số lao động có trình độ đại học trở lên chưa bao giờ là vấn đề dễ dàng.

Trong khi đó, các trường đại học lớn trên cả nước như ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM năm nào cũng tuyển sinh hàng nghìn cho tới hàng chục nghìn chỉ tiêu đại học khiến cho nhiều chuyên gia lo ngại, chúng ta đang mất cân đối cung – cầu trong cơ cấu nguồn nhân lực.

Đây là một thực tế đã được rất nhiều chuyên gia giáo dục trong nước cảnh báo và bản thân Chính phủ cũng đã có những điều chỉnh để phù hợp với thực tế.

Cuối tháng 10/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP 2014 thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017. Theo đó, các trường này sẽ được tự chủ một cách toàn diện về chỉ tiêu tuyển sinh, tài chính, quản lý và chịu trách nhiệm trước xã hội về nguồn nhân lực đào tạo ra. Việc thí điểm này được coi là một bước đột phá để các trường nâng cao chất lượng đào tạo, giảm chi cho ngân sách Nhà nước.

Trong khi số lượng lao động có trình độ không có việc làm vẫn ở con số báo động thì nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước vẫn tiếp tục tuyển sinh giảng dạy mạnh mẽ và đưa ra những nhận xét khả quan về công tác tuyển sinh và đào tạo sinh viên. Tại hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014 của đại học Huế, trường này đã tuyển đạt 102,06% chỉ tiêu được giao.

Tuy nhiên, bản thân việc này cũng đã tạo ra những tranh luận trái chiều đối với bản thân nhiều trường đại học công lập. Trong khi đó, các trường ngoài công lập lại rất hào hứng và nhiều trường đã gửi đơn lên Bộ Giáo dục & Đào tạo để xin phép tuyển sinh riêng. Trong bối cảnh thương mại hóa giáo dục (nhất là với trường ngoài công lập) thì nhiều chuyên gia cho rằng, việc này sẽ giống như “cá gặp nước” dễ xảy ra tình huống các trường này đào tạo vô tội vạ.


Liệu có phải “Chìa khóa thành công” nằm ở giáo dục?

Trao đổi với PV về những bất hợp lý trong đào tạo nguồn nhân lực hiện nay, GS. Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho biết: “Giáo dục đại học cần phải nhìn như một yếu tố trong hệ thống bao gồm cơ quan tuyển dụng, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, các trường phổ thông. Tôi cho rằng, 5 yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chỉ khi phát huy tốt được cả 5 yếu tố thì chất lượng nguồn nhân lực mới đạt được hiệu quả.

Trong khi đó, việc liên kết giữa các cơ quan cùng khối (chẳng hạn cùng khối đại học hay cùng khối phổ thông) vốn còn rất nhiều hạn chế chứ đừng nói tới sự liên kết giữa các cơ quan khác khối. Mặt khác, bản thân các trường đại học cũng rất ít khi cộng tác với nhau trong việc chia sẻ thông tin và nguồn lực. Đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng phân cắt giữa các cơ sở giáo dục đại học với các cơ sở đào tạo nghề, dẫn tới sự phá vỡ tính chỉnh thể của hệ thống, tạo thành rào cản trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo”.
GS. Hạc cũng cho hay: “Việc bùng nổ các cơ sở giáo dục đại học gần chục năm trở lại đây bắt nguồn từ xu hướng đại chúng hóa và thương mại hóa giáo dục đại học mà không tính đến nhu cầu và khả năng của nền kinh tế. Trong khi đào tạo đại học hiện nay vẫn chỉ dừng ở chỗ đào tạo và cung cấp ra xã hội những gì nhà trường đó có chứ không phải những thứ nền kinh tế cần. Dẫu vậy, nếu muốn đổi mới giáo dục, trước mắt cần phải chuyển từ mô hình cấp phát kinh phí cho các cơ sở giáo dục đại học theo các yếu tố đầu vào sang mô hình cấp phát theo kết quả đầu ra. Tôi nghĩ rằng, xu hướng tự chủ đại học mà trước đây chúng ta bàn luận sôi nổi cũng hướng tới mục tiêu này (tất nhiên mục tiêu là như vậy nhưng cách thực hiện ra sao, tôi chưa bàn tới)”.

Tại hội thảo khoa học Đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ GD&ĐT và Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực tổ chức ngày 26/12/2014 tại Hà Nội, GS. Nguyễn Minh Đường, ủy viên Hội đồng quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực phát biểu: “Hàng năm có hàng vạn sinh viên tốt nghiệp các trường đại học và trường nghề, nhưng không có việc làm. Trong khi đó, nước ta phải nhập khẩu hàng vạn lao động từ nước ngoài, từ công nhân cho tới kỹ sư. Đây là một nghịch lý mà chúng ta phải gánh chịu và gây nên lãng phí to lớn cho Nhà nước và xã hội.

Chúng ta phải xác định nhu cầu đào tạo nhân lực các ngành nghề và trình độ như thế nào để đặt hàng cho hệ thống đào tạo. Tôi cho rằng, đây là giải pháp đột phá vì không thực hiện được giải pháp này, bên cung ứng nhân lực (các trường đào tạo) không biết nhu cầu nhân lực của bên cầu thì không thể nào đáp ứng được nhu cầu của họ và việc đào tạo mất cân đối, vừa thừa, vừa thiếu như hiện nay là không thể khắc phục được”.

Trước đây đã chọn học sai ngành thì bây giờ phải làm thế nào để đón đầu cơ hội việc làm?

Trước thực tế số lao động có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp giảm nhưng số lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp ở dạng đối tượng này lại tăng, luật sư Nguyễn Văn Nghi (đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: “Chúng ta cần phải tách bạch rõ hai vấn đề. Thứ nhất là lao động có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp giảm là do đâu? Việc này theo tôi là do nhiều nguyên nhân như: Họ kiếm nghề không đúng chuyên môn, tình hình kinh tế khá hơn nên cơ hội việc làm nhiều hơn…

Nhằm giúp các bạn trẻ tìm được ngành học yêu thích, phù hợp với năng lực của bản thân và có thể sống tốt với nghề sau khi nghiệp. Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Thăng Long liên kết với Trường Đại học Vinh tuyển sinh lớp văn bằng 2 đại học Luật hình thức tại chức luật giúp các bạn sinh viên có định hướng chính xác trong việc lựa chọn ngành nghề cho phù hợp với năng lực của bản thân.

Địa chỉ văn phòng tuyển sinh văn bằng 2 đại học luật: Phòng tuyển sinh 103 (Tầng 1) nhà B số 290 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 04.6291.7240 – 0912.405.305

Lưu ý: Thí sinh ở xa có thể gửi hồ sơ về qua đường bưu điện theo địa chỉ trên, thí sinh đến nộp hồ sơ trực tiếp gọi điện vào số điện thoại trên để được hướng dẫn.

Nguồn: http://vanbang2daihocluat.com/khat-vong-dai-hoc-va-ac-mong-that-nghiep/

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Học Tại Chức Luật học Hà Nội năm 2015

Căn cứ vào nhu cầu của đội ngũ cán bộ viên chức TP Hà Nội về học đại học tại chức Luật.

Căn cứ vào công văn số 7918/UBND-VX, ngày 14/10/2014 của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội đồng ý cho Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Thăng Long liên kết với Trường Đại học Vinh tuyển sinh lớp Đại học Luật hình thức vừa học vừa làm.

Căn cứ vào quyết định giao chỉ tiêu đào tạo đại học tại chức Luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Trường Đại học Vinh.



Trường Đại học Vinh được thành lập ngày 16 tháng 7 năm 1959 tiền thân là Trường Đại học Sư phạm Vinh được Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Quyết định số: 637/QĐ đổi tên Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh thành.

Đại học Vinh là trường đại học đào tạo trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực; một trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu của đất nước, với một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trường Đại học Vinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo nhân lực ngành Luật trình độ Đại học tại chức Luật theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, chương trình đào tạo Đại học tại chức Luật  trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu trong tổ chức nghiên cứu, quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến nghề Luật.



Căn cứ vào nhu cầu thực tế của xã hội hiện nay Hiệu trưởng trường Đại học Vinh quyết định thông báo tuyển sinh đào tạo Đại học tại chức Luật như sau:

1. Ngành tuyển sinh:

- Pháp Luật.

2. Đối tượng tuyển sinh:

Mọi công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây đều có thể dự thi:
- Không bị truy tố hoặc đang trong thời kì thi hành án;
- Có đủ sức khỏe để học tập không mắc bệnh truyền nhiễm, tâm thần.
- Nộp hồ sơ đúng thời hạn qui định của nhà trường.
- Đã tốt nghiệp THPT, BTVH hoặc tương đương.

3. Phương thức tuyển sinh:

- Thi tuyển.

4. Hồ sơ đăng ký dự tuyến:

- 01 Phiếu đăng ký đại học tại chức luật theo mẫu của trường.
- 01 hồ sơ dự tuyển có dán ảnh, có xác nhận của cơ quan hoặc địa phương.
- 01 bản sao bằng tốt nghiệp THPT có chứng nhận sao y bản chính.
- 01 bản sao học bạ THPT có chứng nhận sao y bản chính.
- 01 bản sao giấy khai sinh và 04 ảnh cỡ 3x4.

5. Thời gian nhận hồ sơ:

- Nhận hồ sơ: từ 8h00 đến 17h30 các ngày trong tuần
- Nhà trường nhận hồ sơ vào giờ hành chính từ 8h đến 18h hang ngày cả chủ nhật.

6. Địa điểm đào tạo và tiếp nhận hồ sơ tại chức luật :
- Tại trường Đại học Vinh và Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Thăng Long.
Chú ý: Mọithông tin về thời gian nhận hồ sơ, lịch ôn thi, địa điểm học và các thông tin khác xin liên hệ trực tiếp với thầy Bá: 0462 917 240 – 0912 405 305



Địa chỉ văn phòng tuyển sinh văn bằng 2 đại học Luật, tại chức luật: Phòng tuyển sinh 103 (Tầng 1) nhà B số 290 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại liên hệ: 04.6296.6296 – 0982.598.259
Lưu ý: Thí sinh ở xa có thể gửi hồ sơ về qua đường bưu điện theo địa chỉ trên, thí sinh đến nộp hồ sơ trực tiếp gọi điện vào số điện thoại trên để được hướng dẫn.

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Xét tuyển văn bằng 2 đại học luật học Hà Nội

THÔNG BÁO TUYỂN SINH VĂN BẰNG 2 ĐẠI HỌC LUẬT XÉT TUYỂN NĂM 2015

Căn cứ vào nhu cầu của đội ngũ cán bộ viên chức TP Hà Nội về học đại học ngành Luật - Nghề Luật.
Căn cứ vào công văn số 7918/UBND-VX, ngày 14/10/2014 của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội đồng ý về việc Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Thăng Long liên kết với Trường Đại học Vinh tuyển sinh lớp văn bằng 2 đại học Luật hình thức vừa học vừa làm.
Căn cứ vào quyết định giao chỉ tiêu đào tạo đại học hình thức vừa học vừa làm của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Trường Đại học Vinh.
Căn cứ vào nhu cầu thực tế của xã hội hiện nay Hiệu trưởng trường Đại học Vinh quyết định thông báo tuyển sinh đào tạo văn bằng 2 đại học Luật hệ vừa học vừa làm như sau:



1.Phương thức tuyển sinh:
- Xét tuyển.

2.Điều kiện dự tuyển Văn bằng 2 Đại học Luật:
Nếu bạn là công dân Việt Nam và có đủ các điều kiện sau:
- Đã có 1 bằng đại học (không phân biệt loại hình đào tạo)
- Có đủ điểu kiện về sức khỏe để hoàn thành chương trình học theo đúng qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.Hồ sơ đăng ký dự tuyển:
- 01 Phiếu đăng ký học văn bằng 2 đại học luật theo mẫu của trường.
- 01 hồ sơ dự tuyển có dán ảnh và xác nhận của cơ quan hoặc địa phương.
- 01 bản sao công chứng bằng đại học thứ nhất.
- 01 bản sao công chứng bảng điểm đại học.
- 01 bản sao giấy khai sinh.
- 04 ảnh cỡ 3×4.

4.Thời gian đào tạo:
- Đào tạo liên tục tập trung 2 năm tại trường hoặc tại các cơ sở đào tạo của nhà trường.
- Thời gian học: Học vào 2 ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần hoặc từ 18h00 đến 20h30 các ngày trong tuần.

5.Thời gian nhận hồ sơ:
- Nhận hồ sơ: từ 8h00 đến 17h30 tất cả các ngày (cả thứ 7, chủ nhật)

6.Địa điểm đào tạo và tiếp nhận hồ sơ :
- Tại trường Đại học Vinh và các cơ sở liên kết của nhà trường.

7.Tại sao lên học văn bằng 2 đại học luật?
Trước nhu cầu cấp thiết về nhân lực chuyên ngành luật, Trường Đại học Vinh được phép của Bộ Giáo dục đào tạo văn bằng 2 đại học luật. Đặc biệt là trong cơ chế mở cửa hội nhập, các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia. Nếu đơn vị của bạn am hiểu luật pháp, đặc biệt là luật kinh tế, luật kinh doanh thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ có ưu thế hơn hẳn so với các đối thủ của mình.



MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Phòng tuyển sinh 103, nhà B, số 290 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 0462 917 240 – 0912 405 305

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Nghề Luật - Những Điều Bạn Chưa Biết?

 Nếu bạn đang quan tâm và đang nuôi mơ ước trở thành một luật gia, nếu bạn có ước mơ trở thành luật sư,  nếu bạn muốn theo nghềLuật. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp mà mình đang hướng tới!

 Luật gia có phải là những người Khô khan và ít tình cảm?

Tham gia công tác trong bất kì công việc nào của nghề luật, một luật gia bắt buộc bạn thường xuyên tiếp xúc với những bất công trong xã hội, gặp gỡ với rất nhiều hạng người trong xã hội và cả những nỗi đau của con người. Những con người bất hạnh, phải chịu đựng sự bất công đó cần giúp đỡ của bạn và hi vọng bạn sẽ là người mang lại công lý cho họ.
Nếu không đồng cảm với những đau khổ, những bất công mà người khác phải gánh chịu thì không thể thấu hiểu được nguyên nhân, không lý giải được bản chất của sự việc. Vui buồn của người làm nghề luật gắn liền vui buồn của người khác.
Rất nhiều thẩm phán tâm sự rằng: khi tuyên án tử hình, kể cả đối với những tội ác ghê tởm nhất, nỗi ám ảnh vẫn theo họ trong nhiều đêm thao thức khi bản án đã được quyết định. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ để cho tình cảm lấn át lý trí.

Học nghề luật xong có khó xin việc?

Theo những thống kê và dự báo mới nhất về nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực ngành Luật, tính tới năm 2018, ngành tòa án cần thêm khoảng 4.000 thẩm phán, ngành kiểm sát cần thêm 2.500 kiểm sát viên, xã hội cần thêm hàng nghìn luật sư và nhiều lĩnh vực hoạt động của ngành công an đang cần cán bộ có trình độ cử nhân luật.
Vậy ngành luật liệu có khó tìm việc như người ta vẫn nghĩ? Và tại sao, hàng năm, rất nhiều sinh viên luật ra trường vẫn chưa tìm được việc làm?
Một nguyên nhân quan trọng trong nhiều nguyên nhân đó là: không phải tất cả các cử nhân luật đều đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, của công việc đặt ra. Nếu bạn dám ước mơ, hãy nuôi lớn ước mơ của mình bằng những nỗ lực và cố gắng thực sự. Tin rằng bạn sẽ thành công. Học luật lo gì thất nghiệp.



Học luật có phải là ngồi học thuộc lòng tất cả các điều luật?

Em không giỏi học thuộc lòng, sao làm được nghề luật? Những người làm nghề luật có phải quá máy móc và ít sáng tạo? Luật gia có phải khô khan và ít tình cảm?
Nếu bạn vẫn còn suy nghĩ “không giỏi học thuộc lòng, sao làm được nghề luật” thì xin thưa đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Mặc dù ngành Luật là một ngành khoa học xã hội nhưng nghề luật đòi hỏi phải có tư duy rõ ràng, rành mạch, chính xác, tác phong làm việc khoa học. Người làm nghề luật phải nắm vững các quy định pháp luật nhưng không có nghĩa là phải nhớ số điều luật hay nội dung nguyên văn của điều luật đó.
Nếu đơn giản chỉ cần học thuộc lòng có lẽ một con rô bốt có thể làm nghề tốt hơn bất cứ ai. Chính vì thế, ngành luật là một trong số ít ngành tuyển sinh đại học ở cả hai khối A và C. Gần đây, một số cơ sở đào tạo ngành luật tuyển sinh cả khối D.

Cũng như vậy, quan điểm “Nghề luật ư? Quá máy móc và ít sáng tạo” lại càng không đúng: Chúng ta dễ dàng nhận ra rằng pháp luật chỉ có một còn cuộc sống thì muôn hình, muôn vẻ. Liệu có khuôn mẫu nào phù hợp với mọi thứ không? Cho lên không sáng tạo, không có tư duy logic tốt thì sao có thể làm tốt được nghề luật?
Văn bản pháp luật là cứng nhắc nhưng việc áp dụng các quy định lại luôn cần phải mềm dẻo và linh hoạt, vừa có lý vừa có tính, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.



Vậy lên, vì nhiều lý do khác nhau trước đây nếu bạn đã định hướng sai, chọn học những ngành nghề không phù hợp, nay nếu có nguyện vọng học chuyển đổi sang Nghề Luật hãy liên hệ Trường Đại học Vinh để đăng ký học hệ văn bằng 2 đại học Luật hệ vừa học vừa làm chuyển đổi từ ngành học khác với thời gian học ngắn chỉ 2 năm học vào 2 ngày thứ bẩy và chủ nhật hàng tuần, sau khi tốt nghiệp được cấp bằng đại học tại chức luật, văn bằng quốc gia và được học lên thạc sĩ ngành luật khi đủ điều kiện theo đúng qui định của Bộ GD-ĐT.

Địa chỉ văn phòng tuyển sinh văn bằng 2 đại học luật, trung cấp luật:

Phòng tuyển sinh 103 (Tầng 1) nhà B số 290 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại liên hệ: 04.6291.7240 – 0912.405.305

Lưu ý: Thí sinh ở xa có thể gửi hồ sơ về qua đường bưu điện theo địa chỉ trên, thí sinh đến nộp hồ sơ trực tiếp gọi điện vào số điện thoại trên để được hướng dẫn.



Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Học Luật - Lo Gì Thất Nghiệp?

Tại sao hiện nay sinh viên ra trường lại thất nghiệp nhiều đến vậy? Học nghề luật ra liệu có dễ xin việc? Nghề luật ra trường làm những công việc gì? Trước đây em đã học đại học ngành khác không biết có được học hệ văn bằng 2 đại học luật? Học văn bằng 2 luật ở đâu thì tốt? Hồ sơ học văn bằng 2 đại học luật gồm những gì? Trên đây là những câu hỏi mà tất cả các bạn trẻ yêu ngành Luật và muốn theo nghề luật mà còn đang phân vân thì bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên.



Thông tin chung về văn bằng 2 đại học Luật– nghề Luật.

Nghề luật là một lĩnh vực lao động trí tuệ gian khổ, lao động đó đòi hỏi phải huy động rất nhiều tố chất trong một con người: sự tinh tường về pháp luật, sự am hiểu về thực tế, sự hiểu biết về tâm lý con người, sự nhạy bén về chính trị, sự lịch lãm của văn hoá tố tụng, giàu lòng nhân ái, có bản lĩnh chính trị và phải có một trình độ nghề nghiệp nhất định. Lao động trong lĩnh vực nghề luật rất đa dạng và phong phú bao gồm lao động của Thẩm phán, Luật sư, Chấp hành viên, Công chứng viên, Giám định viên và các chức danh tư pháp khác. Nghề luật là một nghề đặc thù nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển cho xã hội; nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và công dân, thực hiện nhiệm vụ chiến lược của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Nguyên nhân tình trạng thất nghiệp hiện nay ở nước ta:

Thất nghiệp luôn là vấn đề nan giải, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay để tìm một ngành học có thể dễ kiếm việc làm và có mức thu nhập khá quả là điều không hề đơn giản.

Nguyên nhân là người học có tâm lý chạy theo trào lưu đăng ký học những ngành “thời thượng” như kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh…mà bỏ qua cảnh báo của các cơ quan quản lý như Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTBXH đó là những ngành học có nhân lực xã hội đang thừa, khó tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp . Việc mở và nâng cấp ồ ạt các trường lên Đại học, việc mở mã ngành đào tạo tràn lan của các Trường đa ngành cho ra đời những sản phẩm “bình thường” cũng góp phần gây nên cho thực trạng “dư thừa Cử nhân” trên thị trường lao động Việt Nam.

Nhằm giúp các bạn trẻ tìm được ngành học yêu thích, phù hợp với năng lực của bản thân và có thể sống tốt với nghề sau khi nghiệp. Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Thăng Long liên kết với Trường Đại học Vinh tuyển sinh lớp văn bằng 2 đại học Luật hình thức vừa học vừa làm giúp các bạn sinh viên có định hướng chính xác trong việc lựa chọn ngành nghề cho phù hợp với năng lực của bản thân.



Vậy, Văn bằng 2 Đại học Luật học ở đâu tốt?

Đại học Vinh là trường đại học đào tạo trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực; một trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu của đất nước, với một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư phát triển công nghệ, giới doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trường Đại học Vinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo nhân lực ngành Luật trình độ Đại học tại chức Luật theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, chương trình đào tạo Đại học tại chức Luật  trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu trong tổ chức nghiên cứu, quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến Luật.

Trường Đại học Vinh là trường có uy tín hàng đầu về đào tạo trong lĩnh vực Luật. Nếu muốn theo nghề Luật phải đăng ký học văn bằng 2 đại học Luật ở Trường Đại học Vinh với thời gian đào tạo từ 2 năm.

Hồ sơ đăng ký học văn bằng 2 đại học luật  gồm những gì?

+ 01 Bộ phiếu đăng ký tuyển sinh văn bằng 2 đại học luật  theo mẫu của trường.
+ 02 bản sao công chứng Bằng + Bảng điểm (tốt nghiệp đại học).
+ Bản sao giấy khai sinh.
+ 02 ảnh (3×4) + 01 ảnh (2×3) cho vào phong bì dán sẵn tem thư và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại người học.
+ Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và đóng dấu xác nhận của chính quyền địa phương.
+ Giấy tờ khác (nếu thuộc đối tượng ưu tiên).


Địa chỉ văn phòng tuyển sinh văn bằng 2 đại học luật:

Phòng tuyển sinh 103 (Tầng 1) nhà B số 290 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại liên hệ: 04.6291.7240 – 0912.405.305

Lưu ý: Thí sinh ở xa có thể gửi hồ sơ về qua đường bưu điện theo địa chỉ trên, thí sinh đến nộp hồ sơ trực tiếp gọi điện vào số điện thoại trên để được hướng dẫn.