Thời gian gần đây, xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục là các vụ bạo lực học đường. Tuy vậy việc xử lý khi phát sinh hành vi bạo lực học đường là không hề đơn giản. Bởi nếu không giải quyết một cách khéo léo sẽ mang đến những hậu quả có thể còn nghiêm trọng hơn. Hãy cùng Văn bằng 2 đại học luật tìm hiểu về các bước xử lý hành vi bạo lực học đường cơ bản nhé.
Các bước xử lý khi xảy ra tình trạng bạo lực học đường dưới đây được thầy Nguyễn Văn Luân (Trường THPT Lê Quý Đôn – Hưng Yên) đưa ra, phương pháp đã được sử dụng và chứng minh được tác dụng tích cực của phương pháp:
4 Bước trong cách sử lí hành vi bạo lực học đường
Bước 1: Phát hiện hoặc có nguồn tin từ học sinh báo lên,thì việc làm đầu tiên là phải xác minh tính chân thực của nguồn tin và mời tất cả học sinh có liên quan để điều tra làm rõ nguyên nhân. Đối với bản thân người phụ trách phải tách riêng từng học sinh và tiến hành cho các em viết tường trình.
Thông qua quá trình viết tường trình sẽ giúp người phụ trách có thể xâu chuỗi sự việc. Nếu phát hiện có sự dối trá hay bao che, cần tiếp tục làm việc với từng em một để các em tường trình lại.
Bước 2: Khi đã sâu chuỗi lại được sự việc, thì người phụ trách tiếp tục mời các học sinh liên quan trực tiếp để phân tích, để tìm ra cái đúng, cái sai, cái lợi - cái hại trong việc các em đã làm. Và cho các em nhận xét rút kinh nghiệm và tiến hành ký cam kết bảo lãnh cho nhau từ đó về sau.
Bước 3: Người phụ trách cho học sinh tường trình lại vụ việc theo từng giai đoạn, và diễn biến, nêu ra nguyên nhân của sự mâu thuẫn. Hầu hết các trường hợp sẽ xuất hiện nhiều tình tiết mới, lúc này điều một người phụ trách phải thực hiện được là chúng ta phải tôn trọng các em, quan trọng phải không nên thiên vị hay đàn áp học sinh vi phạm. Bởi lẽ sẽ rất dễ dẫn đến mâu thuẫn thậm chí là xung đột trong lúc ta đang xử lí đối với những em có cá tính mạnh, bất đồng…
Cuối cùng người phụ trách sẽ chốt lại cái đúng sai, và nếu sai thì sai ở mức độ nào sau đó cho các em tự nhận hình thức kỷ luật và ký cam kết bảo lãnh cho nhau, rồi bắt tay giải hòa.
Bước 4: Khi học sinh đã bắt tay giải hòa, thì người phụ trách nên yêu cầu các em viết một bản tự kiểm điểm gửi tới giáo viên chủ nhiệm. Để giáo viên chủ nhiệm có thể mời phụ huynh học sinh lên để hòa giải.
Khi mời phụ huynh học sinh lên, thì giáo viên cần là người trung gian hòa giải. Riêng đối với những mâu thuẫn không thể giải quyết bằng phương pháp hòa giải giáo viên nên nhờ đến lực lược công an vào cuộc, và cùng tiến hành làm việc và giao cho địa phương quản lí.
Lưu ý: Điều quan trọng nhất không phải là lựa chọn hình thức kỷ luật đanh thép nhất cho các em mà là đặt công tác giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho học sinh lên hàng đầu.
Cùng xem thêm các tin tức khác tại chuyên trang tuyển sinh Văn bằng 2 Luật: http://vanbang2daihocluat.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét