Xét tuyển văn bằng 2 đại học luật học Hà Nội

Căn cứ vào nhu cầu của đội ngũ cán bộ viên chức TP Hà Nội về học đại học ngành Luật - Nghề Luật.

Xét Tuyển văn bằng 2 đại học luật năm 2015

THÔNG BÁO TUYỂN SINH VĂN BẰNG 2 ĐẠI HỌC LUẬT XÉT TUYỂN NĂM 2015

Học luật - Lo gì thất nghiệp?

Tại sao hiện nay sinh viên ra trường lại thất nghiệp nhiều đến vậy? Học nghề luật ra liệu có dễ xin việc? Nghề luật ra trường làm những công việc gì? Trước đây em đã học đại học ngành khác không biết có được học hệ văn bằng 2 đại học luật? Học văn bằng 2 luật ở đâu thì tốt? Hồ sơ học văn bằng 2 đại học luật gồm những gì?

Học Luật ra trường làm những công việc gì?

Học luật, cụ thể là học đại học luật, trung cấp luật, văn bằng 2 đại học luật ra trường sẽ làm những công việc gì? Học luật cơ hội việc làm trong tương lai có lớn không?

Nghề luật - những điều bạn chưa biết

Nếu bạn đang quan tâm và đang nuôi mơ ước trở thành một luật gia, nếu bạn có ước mơ trở thành luật sư, nếu bạn muốn theo nghềLuật. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp mà mình đang hướng tới!

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Thực trạng cử nhân thất nghiệp ngày càng tăng cao

Chuyên mục Kỹ năng sống | Chuyên trang tuyển sinh văn bằng 2 đại học Luật.

Theo báo cáo của Chính phủ cho hay, trong giai đoạn 2011-2014, số lượng lao động trình độ ĐH, CĐ có việc làm tăng lên qua các năm. Thế nhưng, thời gian qua số lao động có trình độ ĐH,CĐ trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp tăng cao so với số tốt nghiệp và có việc làm. Trong năm 2014, số lượng lao động có trình độ ĐH,CĐ thất nghiệp tăng gấp đôi so với năm 2010. Sáng ngày 24/4, tại TP Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 8 với nội dung trọng tâm là nghe Chính phủ giải trình về việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học và vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.


Cử nhân CĐ,ĐH thất nghiệp ngày càng tăng trách nhiệm do đâu?


Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết thêm: Dựa trên cơ sở quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã dừng tiếp nhận hồ sơ nâng cấp, và thành lập mới các trường CĐ,ĐH từ năm 2014 đến 2015; và dừng mở ngành đào tạo kinh tế, ngành kế toán, ngành tài chính ngân hàng ở khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời mở thêm một số ngành mới như an ninh mạng, ngành năng lượng nguyên tử, ngành thương mại điện tử…

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa thẳng thắn nhận trách nhiệm trong vấn đề này và cho hay, Bộ mới chỉ làm được dự báo nhu cầu thị trường lao động việc làm trong ngắn hạn chứ chưa dự báo dài hạn.

Trăn trở thực trạng cử nhân thất nghiệp ngày càng tăng


Trăn trở về tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm có xu hướng tăng cao hiện nay, các đại biểu cho rằng, có một nguyên nhân rất lớn là do công tác dự báo phát triển nguồn nhân lực cũng như hệ thống thông tin về thị trường lao động, những dự báo nhu cầu việc làm còn bất cập. Nói cách khác, đã chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa dự báo nhu cầu và thực tế đào tạo.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, của đoàn Kiên Giang đề nghị: Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giải trình làm rõ trách nhiệm và có giải pháp như thế nào trong thời gian tới.


Thành lập Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Cung ứng nhân lực để điều tra, và phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực.

Cũng tại phiên giải trình này, đại biểu Nguyễn Xuân Thủy, của đoàn Phú Thọ và Nguyễn Xuân Trường, của đoàn Hải Phòng đề nghị làm rõ nguyên nhân của những chậm trễ trong việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học và một số bất cập trong các văn bản đã ban hành.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định: Sắp tới, Bộ sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ soạn thảo để ban hành dứt điểm các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đồng thời rà soát để sửa đổi, và bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản có liên quan cho phù hợp với Luật giáo đục dại học.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Chính thức cởi trói cho đào tạo liên thông chính quy

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư sửa đổi, và bổ sung một số điều của quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH sáng ngày 21/4. Theo đó, Bộ chính thức bỏ quy định liên thông chính quy phải thi chung với kì thi quốc gia. Nội dung Thông tư sửa đổi, và bổ sung một số điều của quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ,ĐH mới mà Bộ Giáo dục vừa ban hành là một bước ngoặt quan trọng khắc phục những điểm chưa hợp lý khiến nhiều trường trung cấp, và cao đẳng không tuyển sinh được của Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/ 2012. Bởi vì, trong Thông tư 55 quy định tuyển sinh liên thông CĐ, ĐH chính quy bắt buộc phải thi cùng với kì thi quốc gia gây rất nhiều khó khăn cho thí sinh | Văn bằng 2 đại học Luật tổng hợp và đưa tin.


Bộ sẽ quản lý bằng cách siết chặt chỉ tiêu đào tạo liên thông chính quy

Các trường có quyết định cho phép mở ngành đào tạo và đã có ít nhất 3 khóa tuyển sinh theo hình thức đào tạo chính quy đối với ngành dự kiến đào tạo liên thông.

Thông tư mới yêu cầu, những người tốt nghiệp trung cấp nghề, hay cao đẳng nghề nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy được xác định hằng năm cho từng ngành đào tạo, sẽ không vượt quá 15 % chỉ tiêu chính quy của ngành đối với các ngành về khoa học sức khỏe và không vượt quá 20 % chỉ tiêu chính quy của ngành đối với các ngành khác.

Chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy của cơ sở giáo dục đại học; còn chỉ tiêu tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học của cơ sở giáo dục đại học.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 6 năm 2015.

Liên thông chính qui sẽ được tổ chức tuyển sinh tối đa 2 lần/năm

Theo nội dung Thông tư sửa đổi, thì tuyển sinh liên thông có thể được thực hiện tối đa 2 lần trong một năm theo các phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển. Các cơ sở giáo dục đại học xây dựng và ban hành Quy chế tuyển sinh liên thông.

Cơ sở giáo dục đại học tự ra đề thi và tổ chức thi tuyển. Môn thi tuyển gồm: các môn cơ bản, các môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề. Các cơ sở giáo dục đại học công bố công khai các môn thi trong thông báo tuyển sinh trước kỳ thi 3 tháng.

Quy chế tuyển sinh liên thông của cơ sở giáo dục đại học không trái với các quy định tại Thông tư này, trái với Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia, và Quy chế tuyển sinh CĐ,ĐH hệ chính quy (đối với tuyển sinh liên thông chính quy) hoặc Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học (đối với tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học).



Kết quả thi mỗi môn phải đạt 5 điểm trở lên

Bộ Giáo dục yêu cầu các trường phải thực hiện ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: Theo đó, điểm mỗi môn thi phải đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

Các trường xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Trong đó, tổ hợp các môn xét tuyển vào ngành đào tạo liên thông phải cùng tổ hợp các môn xét tuyển vào ngành tương ứng của hệ đào tạo chính quy do cơ sở giáo dục đại học công bố.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào CĐ,ĐH của thí sinh liên thông không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào CĐ,ĐH tương ứng của thí sinh hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

Xác định thí sinh trúng tuyển, trường căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định trên. Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh CĐ,ĐH hệ chính quy đối với tuyển sinh liên thông chính quy hoặc theo Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học đối với tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học.

Xác định thí sinh trúng tuyển, căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào quy định. Cơ sở giáo dục đại học tổ chức xét tuyển liên thông chính quy theo Quy chế tuyển sinh CĐ,ĐH hệ chính quy hiện hành.

Sẽ không bảo lưu kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia trong xét tuyển thí sinh liên thông.

Page Văn bằng 2 Luật tổng hợp

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Xét nguyện vọng CĐ - ĐH 2015 những điều bạn nên biết


Một điểm quan trọng mà thí sinh tham dự xét tuyển vào ĐH - CĐ 2015 lưu ý là, đã trúng tuyển nguyện vọng 1, thí sinh không được đăng kí ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung mặc dù thí sinh có tới 16 nguyện vọng xét tuyển. Tuyển sinh 2015, Bộ GD&ĐT quy định, học sinh chỉ được sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển đợt 1 đăng ký vào 1 trường ĐH -CĐ. Và Mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.

Xét NV CĐ-ĐH  2015 Thí sinh được rút hồ sơ trong 20 ngày xét tuyển

Trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng 1, học sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác. Những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1, sẽ không được đăng kí ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Thí sinh có thể dùng đồng thời 3 giấy chứng nhận kết quả thi dành cho xét tuyển nguyện vọng bổ sung để đăng ký tối đa vào 3 trường, và mỗi trường được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.

Trong thời gian của từng đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được rút hồ sơ. Sau mỗi đợt xét tuyển, nếu không trúng tuyển thí sinh được rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo.

Cách đăng kí xét tuyển CĐ - ĐH năm 2015

Về cách đăng ký xét tuyển để tận dụng 16 nguyện vọng vào ĐH? Ông Trần Văn Nghĩa cho hay rằng phương án tối ưu là các em cố gắng chỉ cần dùng 1 nguyện vọng là đã trúng tuyển. Theo dự kiến, thì phần lớn các chỉ tiêu sẽ được xét tuyển ở đợt 1. Và để có thể trúng tuyển được ngay trong đợt 1, thí sinh phải cân nhắc chọn trường, chọn ngành phù hợp với sở trường của mình, cũng đồng thời phù hợp với kết quả thi của mình. Dựa vào điểm trúng tuyển các ngành những năm trước kia là thông tin quan trọng để các em cân nhắc khi đăng ký xét tuyển.

Lãnh đạo Cục Khảo thí cũng lưu ý với thí sinh về bảng mã các trường THPT kỳ thi THPT quốc gia năm nay, vì danh mục các trường phổ thông đưa lên mạng có thể thay đổi hàng ngày. Vì quyền thay đổi ở các Sở GD&ĐT trên hệ thống phần mềm quản lý thi quốc gia, chứ không phải Bộ GD&ĐT quy định cứng.

Page Văn bằng 2 Luật tổng hợp

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Các Trung tâm GDTX lo lắng vì đề thi minh họa kì thi THPT quá khó

Tin tức kì thi THPT quốc gia | Page Văn bằng 2 đại học Luật Tổng hợp

Thời điểm này khi mà thời gian tới ngày thi THPT càng tiến gần, rất nhiều Trung tâm GDTX tại TPHCM đã hoàn thành xong kỳ thi học kỳ II cho học sinh lớp 12 và bắt đầu công tác ôn tập cho học sinh, tuy vậy vẫn còn khá nhiều băn khoăn và lo lắng. So với mặt bằng đầu vào đã thấp hơn các trường THPT nhưng lại yêu cầu học viên của các Trung tâm GDTX thi chung đề với học sinh phổ thông là một áp lực và thiệt thòi không nhỏ cho các Trung tâm GDTX.


Đề thi minh họa kì thi THPT quá khó

Sau khi Bộ GDĐT công bố đề thi minh họa của kỳ thi THPT, thì hầu hết các Trung tâm GDTX của TPHCM đều nhận định: Đề thi quá khó so với trình độ chung của các học viên.

Bà Đặng Ngọc Thu, nguyên Giám đốc Trung tâm GDTX quận 6 cho biết, sau tham khảo đề minh họa của Bộ, giáo viên của Trung tâm nhận định, có rất ít học viên có thể đạt được điểm 5.

Kiến thức lớp 10 trong các đề tự nhiên chiếm khá nhiều (khoảng 50%) cũng là một khó khăn không nhỏ, khi mà học viên của các Trung tâm GDTX có rất nhiều người vừa đi học vừa đi làm hoặc quay trở lại học lớp 12 sau 1-2 năm nghỉ ngắt quãng, những kiến thức của các lớp học trước đã rơi rụng không ít.

Bà Nguyễn Thị Thu Cúc,nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định nhận xét, nếu như đề thi THPT tương tự như đề thi minh họa của Bộ sẽ gây khó khăn cho những học sinh có học lực trung bình, những học sinh tại các Trung tâm GDTX vì lượng kiến thức tương đối nhiều và ở mức độ khá cao.

Nên có sự điều chỉnh đề thi cho phù hợp

Trung tâm GDTX quận 6 dự kiến khoảng tháng 5 sẽ tổ chức thi thử để các học viên làm quen với đề. Tuy vậy, nhiều Trung tâm kiến nghị Bộ nên cân nhắc lại nội dung của đề thi chính thức để ưu tiên trước hết cho các học sinh có nhu cầu tốt nghiệp THPT. Những kiến thức căn bản của đề thi nên tập trung vào lớp 12 để thí sinh có thể đạt được điểm 5, vừa đủ để tốt nghiệp.

Tại khối GDTX, thì hầu hết học viên chọn Sinh và Địa lý để thi tốt nghiệp. Một điều khá bất ngờ là năm nay, số lượng thí sinh GDTX đăng ký xét tuyển vào ĐH - CĐ khá cao, đa số đều ở mức trên 50%, Trung tâm GDTX quận 11, đã có đến 80% học viên đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ.

Chuyên trang tuyển sinh Văn bằng 2 Luật tổng hợp và đưa tin.

Tuyển sinh CĐ-ĐH năm 2015 rối vì quá nhiều tiêu chí

Tin tức Giáo Dục | Văn bằng 2 Đại học Luật tổng hợp và đưa tin

Ở kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015,các thí sinh được trao nhiều cơ hội khi tham gia các đợt xét tuyển. Tuy vậy, không ít thí sinh tỏ ra băn khoăn, và lo lắng bởi hầu như trường ĐH, CĐ nào cũng có thêm các tổ hợp khối thi mới, cùng với đó là kèm theo hàng loạt tiêu chí phụ.


Tuyển sinh CĐ - ĐH 2015 rối vì mỗi trường một tiêu chí tuyển sinh riêng


Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm nay, đa số các trường đều sử dụng kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia để làm căn cứ xét tuyển. Và cũng đưa ra một số quy định riêng, chính là các tiêu chí phụ để chọn lựa thí sinh phù hợp. Các tổ hợp môn thi truyền thống theo khối vẫn được sử dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tốt nhất cho thí sinh.

Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương cho biết, kỳ tuyển sinh năm nay, trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia để xét tuyển dựa trên từng khối thi. Theo đó, điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển, các thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học THPT từ 6,5 trở trên. Và hạnh kiểm từng năm học THPT từ loại khá trở lên. Cùng với tổng điểm 3 môn thi theo từng khối thi đạt mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển của trường.

Tiêu chí phụ ĐH Y Dược TPHCM

Tương tự, ĐH Y Dược TPHCM cũng có những tiêu chí phụ đi kèm. Theo như quy định của trường thì, nếu một ngành có quá nhiều thí sinh có tổng điểm 3 môn bằng nhau, nhà trường sẽ xét ưu tiên thí sinh có điểm thi môn Hóa và Sinh. Nếu như vẫn có trường hợp đồng điểm nhau, nhà trường xét tiếp đến tiêu chí điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT để xét từ cao xuống thấp. Cuối cùng là tiêu chí điểm trung bình 3 môn Toán, Sinh, Hóa năm lớp 12.

Tiêu chí phụ cũng được các trường khối quân đội áp dụng. Quy định của Bộ Quốc phòng thì, các trường quân đội xét tuyển theo tổng điểm thi của 3 môn đăng ký và mức điểm ưu tiên của thí sinh, theo thứ tự điểm cao nhất cho đến khi đủ chỉ tiêu thì dừng. Năm nay, sẽ có thêm 3 tiêu chí phụ dùng để xét tuyển trong trường hợp thí sinh có điểm bằng nhau. Thứ nhất: môn thi chính nhân hệ số 2. Thứ 2: tổng điểm 3 môn học xét tuyển trong 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12). Thứ 3: tính tổng của 3 môn xét tuyển học kỳ 1 năm lớp 12.

Mọi tin tức về kì thi Quốc gia sẽ được page Văn bằng 2 Luật cập nhật và gửi đến bạn đọc sớm nhất. Ghé page thường xuyên để có thể cập nhật tin tức bạn nhé.

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Bạn đã biết lệ phí thi kì thi quốc gia 2015

Ngày 1/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành thông tư quy định về mức thu lệ phí thi đối với các môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015. Theo đó, thì mức lệ phí mà thí sinh phải đóng đối với mỗi môn thi là 35.000/môn thi. | Tin tức giáo dục – Văn Bằng 2 Đại Học Luật.


Các mức lệ phí thi kì thi quốc gia 2015 áp dụng đối với các đối tượng thi khác nhau.

Theo nội dung thông tư mới ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mức thu lệ phí đối với thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia chia làm 3 đối tượng như sau:

Đối với đối tượng là thí sinh đăng ký dự thi với mục đích xét tuyển vào cao đẳng đại học sẽ phải chịu mức lệ phí là 35.000đ/1môn thi và phí dự tuyển 30.000 đ/1hồ sơ.

Đối với đối tượng là thí sinh đăng ký dự thi với mục đích sử dụng kết quả thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT thì sẽ không phải nộp lệ phí tuyển sinh.

Đối với đối tượng là thí sinh đăng ký dự thi tại các trường tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển (thi năng khiếu), thì nộp 35.000 đồng với mỗi môn thi và các môn văn hóa chuyên ngành; và nộp 300.000đ mỗi hồ sơ bao gồm tất cả các môn năng khiếu.

Đối với đối tượng là thí sinh đăng ký sơ tuyển vào các trường thuộc khối ngành quốc phòng, và an ninh thì ngoài phí dự thi, phí dự tuyển theo quy định chung của Bộ Giáo dục thì còn phải nộp thêm 50.000 đồng trên mỗi hồ sơ khi đăng ký sơ tuyển.

Thời gian bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển kỳ thi THPT Quốc gia

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì thời gian các trường bắt đầu nhận hồ sơ dự thi, thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi là từ ngày 1/4 đến hết 30/4. Từ sau ngày 30/4 thí sinh sẽ không được thay đổi cụm thi cũng như các thông tin về môn thi đã đăng ký trước đó.

Mọi thông tin về kỳ thi THPT Quốc gia 2015 sẽ được chúng tôi cập nhật liên tục và gửi đến quý độc giả tại page văn bằng 2 Luật.

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Cách khai phiếu đăng kí dự thi kì thi quốc gia năm 2015

Trong khoảng thời gian từ ngay 1/4 đến hết ngày 30/4/2015 như đã thông báo từ trước, các trường sẽ tiến hành thu hồ sơ đăng ký dự thi trong kỳ thi THPT quốc gia. Sau ngày 30/4/2015 thí sinh sẽ không được phép thay đổi cụm thi và các thông tin về môn thi đã đăng ký. | Chuyên trang Văn bằng 2 đại học luật tổng hợp và đưa tin.


Cách khai phiếu đăng kí dự thi kì thi quốc gia năm 2015

Mỗi hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) sẽ bao gồm 2 phiếu ĐKDT, trong mỗi phiếu có tổng cộng 19 mục. Học sinh khi ghi phiếu cần lưu ý thông tin trong từng mục cụ thể:

Mục SỞ GD&ĐT……… MÃ SỞ: Học sinh đăng ký tại đơn vị đăng ký dự thi thuộc sở nào thì ghi tên sở đó vào vị tri trống ……, và sau đó điền 2 chữ số biểu thị mã sở vào 2 ô trống tiếp theo, mã sở GDĐT do Bộ GDĐT quy định.

Mục Số hồ sơ: Thì nơi thu hồ sơ ghi, học sinh không ghi mục này.

Mục 1, 2:

Thí sinh ghi theo hướng dẫn đã có trên phiếu ĐKDT.

Mục 3:

a) Nơi sinh của thí sinh đăng ký dự thi: ở mục này thí sinh chỉ cần ghi rõ tên tỉnh hoặc thành phố, nếu trong trường hợp sinh ở nước ngoài thí sinh cần ghi rõ thêm tên quốc gia (theo tiếng Việt Nam).

b) Dân tộc ghi theo giấy khai sinh.

Mục 4:

Đối với mẫu chứng minh thư mới, học sinh tiến hành ghi đủ 12 chữ số.

Đối với mẫu chứng minh thư cũ, cần ghi 9 chữ số vào 9 ô cuối bên phải, còn ba ô đầu để trống;


Mục 5:

Thí sinh dựa vào chứng minh thư để ghi đúng vào ô bên phải các thông tin về mã tỉnh, mã huyện, nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú. Đối tượng được hưởng ưu tiên khi xét tốt nghiệp hoặc xét tuyển đại học, cao đẳng theo HKTT tại các xã đặc biệt khó khăn (có tên trong danh sách quy định), thì thí sinh cần khai thêm mã xã, mã tỉnh, mã huyện (quận), mã xã (phường) vào dòng trống.

Mục 6:

Thí sinh ghi tên, và địa chỉ của trường vào dòng kẻ chấm. 2 ô đầu thí sinh ghi mã tỉnh nơi trường đóng, tới 3 ô tiếp theo ghi mã trường (ghi theo quy định của Sở GDĐT, trong trường hợp mã trường có 1 chữ số thì 2 ô đầu tiên ghi số 0, nếu mã trường có 2 chữ số thì ô đầu tiên ghi số 0).

Mục 7:

Thí sinh tiến hành ghi rõ điện thoại, hoặc email cá nhân(nếu có).

Mục 8:

Ghi rõ họ tên đối với người liên hệ bao gồm: Địa chỉ chi tiết: xóm (số nhà), thôn (đường phố, ngõ ngách), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) và số điện thoại cá nhân liên hệ.

Mục 9:

Thí sinh đăng ký dự thi với mục đích nào thì đánh dấu “X” vào các ô trống tương ứng; trong trường hợp lấy điểm để xét tuyển cả tốt nghiệp THPT và dự thi ĐH-CĐ thì đánh dấu vào cả hai ô.

Các mục còn lại xem video hướng dẫn chi tiết:



Lưu ý:

- Các thông tin trên phiếu đăng ký dự thi THPT Quốc gia 2015, thí sinh phải ghi đầy đủ, sạch sẽ, rõ ràng vào các mục theo yêu cầu. Không được phép sửa chữa, tẩy xoá.

- Nếu là số, ghi bằng chữ số Ả rập (0, 1, 2, 3,…), không ghi bằng chữ số La mã (I, II, III,…)

Bạn đọc ghé page Văn bằng 2 Luật thường xuyên để cập nhật các thông tin mới nhất về kỳ thi THPT Quốc gia 2015 cũng như các tin giáo dục đang được cộng đồng quan tâm nhé. Với bài chia sẻ Hướng dẫn cách ghi phiếu đăng ký dự thi THPT 2015 trên đây hy vọng bạn đọc sẽ hoàn thành phiếu dự thi đúng quy định. Chúc thành công.

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Phát hiện sai phạm 15 tỷ đồng khi kiểm tra phòng giáo dục

Trong đợt kiểm tra Phòng Giáo dục huyện Bình Tân - Vĩnh Long, cơ quan thanh tra đã kết luận và nêu rõ các hành vi sai phạm của đơn vị này. Và đưa ra khẳng định có các dấu hiệu cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. | Van bang 2 dai hoc Luat.

phat-hien-sai-pham-15-ty-dong

Phát hiện sai phạm 15 tỷ đồng khi kiểm tra Phòng giáo dục

Theo đó, Cơ quan thanh tra đã đưa ra kết luận: Kể từ năm 2011 đến 2014, Phòng GD huyện Bình Tân trong công tác quản lý 42 trường THCS, trường tiểu học, và mầm non, đã liên tục sử dụng các nguồn kinh phí dành cho sự nghiệp giáo dục khác (kinh phí ốm đau, giờ trội chi không hết…) với mục đích mua sắm tài sản, và sửa chữa cơ sở vật chất với tổng số tiền lên tới 15,3 tỷ đồng. hành vi này theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc làm này là hoàn toàn sai so quy định. Cụ thể Phòng GD huyện Bình Tân đã tiến hành mua sắm, và sửa chữa không có kế hoạch đệ trình, không được sự cho phép từ các cấp có thẩm quyền, vi phạm thủ tục chỉ định thầu, đấu thầu…

Kết luận của ban Thanh tra

Trong kết luận của đợt thanh tra đối với Phòng Giáo dục huyện Bình Tân nêu rõ các hành vi sai phạm của đơn vị này có dấu hiệu cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây ra hậu quả nghiêm trọng, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục của các trường trực thuộc trong việc dạy và học. Vi phạm chi ngân sách sai với số tiền lên tới hơn 15 tỷ đồng này người chịu trách nhiệm chính là trưởng phòng giáo dục và kế toán với vai trò giúp sức.

Mọi thông tin về vụ việc sẽ được chúng tôi cập nhật liên tục tại chuyên mục tin giáo dục của chuyên trang tuyển sinh văn bằng 2 luật. Độc giả quan tâm có thể ghé page thường xuyên để nắm được những thông tin mới nhất trong các lĩnh vực giáo dục và pháp luật đang được quan tâm.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Cách sử lí hành vi bạo lực học đường

Thời gian gần đây, xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục là các vụ bạo lực học đường. Tuy vậy việc xử lý khi phát sinh hành vi bạo lực học đường là không hề đơn giản. Bởi nếu không giải quyết một cách khéo léo sẽ mang đến những hậu quả có thể còn nghiêm trọng hơn. Hãy cùng Văn bằng 2 đại học luật tìm hiểu về các bước xử lý hành vi bạo lực học đường cơ bản nhé.

cach-su-li-hanh-vi-bao-luc-hoc-duong


Các bước xử lý khi xảy ra tình trạng bạo lực học đường dưới đây được thầy Nguyễn Văn Luân (Trường THPT Lê Quý Đôn – Hưng Yên) đưa ra, phương pháp đã được sử dụng và chứng minh được tác dụng tích cực của phương pháp:

4 Bước trong cách sử lí hành vi bạo lực học đường

Bước 1: Phát hiện hoặc có nguồn tin từ học sinh báo lên,thì việc làm đầu tiên là phải xác minh tính chân thực của nguồn tin và mời tất cả học sinh có liên quan để điều tra làm rõ nguyên nhân. Đối với bản thân người phụ trách phải tách riêng từng học sinh và tiến hành cho các em viết tường trình.

Thông qua quá trình viết tường trình sẽ giúp người phụ trách có thể xâu chuỗi sự việc. Nếu  phát hiện có sự dối trá hay bao che, cần tiếp tục làm việc với từng em một để các em tường trình lại.

Bước 2: Khi đã sâu chuỗi lại được sự việc, thì người phụ trách tiếp tục mời các học sinh liên quan trực tiếp để phân tích, để tìm ra cái đúng, cái sai, cái lợi - cái hại trong việc các em đã làm. Và cho các em nhận xét rút kinh nghiệm và tiến hành ký cam kết bảo lãnh cho nhau từ đó về sau.

Bước 3: Người phụ trách cho học sinh tường trình lại vụ việc theo từng giai đoạn, và diễn biến, nêu ra nguyên nhân của sự mâu thuẫn. Hầu hết các trường hợp sẽ xuất hiện nhiều tình tiết mới, lúc này điều một người phụ trách phải thực hiện được là chúng ta phải tôn trọng các em, quan trọng phải không nên thiên vị hay đàn áp học sinh vi phạm. Bởi lẽ sẽ rất dễ dẫn đến mâu thuẫn thậm chí  là xung đột trong lúc ta đang xử lí đối với những em có cá tính mạnh, bất đồng…

Cuối cùng người phụ trách sẽ chốt lại cái đúng sai, và nếu sai thì sai ở mức độ nào sau đó cho các em tự nhận hình thức kỷ luật và ký cam kết bảo lãnh cho nhau, rồi bắt tay giải hòa.

Bước 4: Khi học sinh đã bắt tay giải hòa, thì người phụ trách nên yêu cầu các em viết một bản tự kiểm điểm gửi tới giáo viên chủ nhiệm. Để giáo viên chủ nhiệm có thể mời phụ huynh học sinh lên để hòa giải.

Khi mời phụ huynh học sinh lên, thì giáo viên cần là người trung gian hòa giải. Riêng đối với những mâu thuẫn không thể giải quyết bằng phương pháp hòa giải giáo viên nên nhờ đến lực lược công an vào cuộc, và cùng tiến hành làm việc và giao cho địa phương quản lí.

Lưu ý: Điều quan trọng nhất không phải là lựa chọn hình thức kỷ luật đanh thép nhất cho các em mà là đặt công tác giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho học sinh lên hàng đầu.

Cùng xem thêm các tin tức khác tại chuyên trang tuyển sinh Văn bằng 2 Luậthttp://vanbang2daihocluat.com/

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2015

Tin giáo dục | Theo như thông tin tổng hợp bởi Chuyên trang tuyển sinh Văn bằng 2 đại học luật, thì Bộ GD&ĐT đã có buổi Hội nghị tập huấn thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, ở TP Hồ Chí Minh ngày 19 tháng 3 vừa qua. Trong quá trình buổi tập huấn diễn ra đã đưa ra lịch thi dự thảo của các môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

lich-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2015

Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2015 cho 8 môn chính thức

Theo đó thì, trong kỳ thi THPT quốc qua năm nay sẽ tổ chức 8 môn thi chính thức bao gồm: Toán, Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử, Vật lí, Sinh học, Hóa học và Ngoại ngữ. Trong đó các môn thi theo hình thức thi tự luận là: Toán, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí; các môn theo hình thức trắc nghiện là: Vật lí, Hóa học và Sinh học; Riêng đối với môn Ngoại ngữ thí sinh sẽ thi viết và trắc nghiệm; môn thi Ngữ văn thí sinh sẽ có 2 phần thi là đọc hiểu và làm văn.

Lịch thi, thời gian làm thủ tục và làm bài thi


lich-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2015-2


Bạn đọc theo dõi thông tin về kì thi THPT 2015 tại page: Văn bằng 2 Luật. Mọi thông tin sẽ được đưa đến bạn đọc sớm nhất, kịp thời nhất.